Không gian cho bộ sưu tập tranh sơn mài trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt nam là nơi lý tưởng để du khách có thể ngắm nhìn những tác phẩm tiêu biểu nhất trong dòng tranh độc đáo này. Tác phẩm tranh sơn mài nổi bật nhất tại đây là bức tranh “Phong cảnh” hay quen gọi là “Dọc mùng” là một mặt trên bức bình phong gồm 8 tấm vóc ghép lại thành bức tranh khổ lớn. Một mặt thể hiện bức tranh Thiếu nữ trong vườn, mặt còn lại thể hiện bức tranh Phong cảnh (Dọc mùng). Mặt thứ nhất vẽ nhóm nhân vật nhiều dáng vẻ tinh thần thư nhàn trong không gian hòa quyện thiên nhiên cảnh vật, toàn thể bức họa có nền vàng lộng lẫy, vừa toát lên không khí lễ hội vừa có nét lãng mạn trữ tình đặc trưng phương đông. Mặt thứ hai diễn tả các lớp lá khoai, lá chuối, hoa, họa tiết sáng trên nền sẫm. Là tác phẩm độc bản, “Bình phong” đã thể hiện được sự tìm tòi của tác giả, góp phần vào việc phát triển chất liệu sơn mài từ mỹ nghệ truyền thống trở thành chất liệu hội họa, đáp ứng mọi yêu cầu biểu hiện tạo hình của hội họa hiện đại. Ở tác phẩm này, cũng như nhiều tác phẩm khác đã chứng minh tài nghệ bậc thầy của Nguyễn Gia Trí trong sử dụng các chất liệu, kỹ thuật đặc thù của sơn mài.
Hoành tráng và xa hoa, tác phẩm tranh sơn mài phản ánh cuộc sống thượng lưu của những người phụ nữ xinh đẹp trong khung cảnh thiên nhiên của một khu vườn. Bức tranh được trưng bày tại bảo tàng chỉ phản ánh một phần nhỏ trong di sản rộng lớn và rải rác của ông.
Cố họa sĩ tranh sơn dầu Tô Ngọc Vân, bút danh Tô Tử, đã viết về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Gia Trí như sau: “Cho đến khi vào tay Nguyễn Gia Trí, chất liệu sơn mài không chỉ đơn giản được sử dụng để làm đồ gỗ mỹ nghệ nữa. Sơn mài đã thay đổi dưới khối óc và trái tim của người họa sĩ, và nó đã được biến thành một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất. Nghệ thuật của Trí là ý tưởng và cảm xúc của ông được cô đọng trong từng đường nét và màu sắc.”
Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, ngoài những kiệt tác hội họa, các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc cũng đặc biệt thu hút sự chú ý. Trong số đó là hai bức tượng quý nằm trong bộ sưu tập nghệ thuật các bảo vật quốc gia là tượng Quan Thế Âm có niên đại từ thế kỷ 16 và bức tượng thứ hai là tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc có niên đại từ đầu thế kỷ 17.
Tượng Quan Thế Âm có niên đại từ thế kỷ 16 trong không gian trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về lịch sử nghệ thuật cổ đại chia sẻ rằng: “Bức tượng đã thể hiện kỹ năng của những người thợ thủ công dân gian, những người đã tạo ra Quan Âm, người cứu rỗi và chèo lái những người đi biển”.
Thế kỷ 16 chứng kiến sự phục hưng của Phật giáo phát triển mạnh mẽ trong nước. Những ngôi chùa mới được xây dựng và những ngôi chùa cũ được tân trang lại, tượng Phật gỗ được trùng tu. Việc thờ cúng Quan Âm rất phổ biến vào thời điểm đó và một số ngôi đền dọc theo sông Hồng và sông Đáy được dành riêng cho Phật Bà Quan Âm.
Em Thúy là một bức tranh sơn dầu do họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943
Tác phẩm Thiếu phụ (1935), Danh họa Lê Phổ (1907 – 2001)
Có thể nói rằng, mỗi tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng đều có một câu chuyện và giá trị riêng biệt. Chúng phản ánh nét đẹp về thẩm mỹ, sáng tạo và kỹ năng khéo léo của những người tạo ra chúng. Được đặt vào không gian tĩnh lặng, trầm mặc, hoài cổ của Bảo tàng, các bộ sưu tập nghệ thuật ấn tượng này đặc biệt tô đậm những dấu ấn thời gian và lịch sử của dân tộc.
Xem thêm phần 1 tại đây
Nguồn: A gem of art in the heart of Hà Nội | vietnamnews.com