Tranh sơn mài là một dòng tranh truyền thống đặc sắc và vô cùng có giá trị. Để tạo nên một bức tranh sơn mài thường phải trải qua những công đoạn rất kỳ công. Bạn có bao giờ tò mò các bước làm tranh sơn mài sẽ như thế nào? Hãy cùng LanVu Gallery khám phá và tìm hiểu trong bài viết tin tức hội họa hôm nay

Về tranh sơn mài

Tranh sơn mài là một loại nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, được thực hiện bằng cách sơn lên mặt gỗ sau đó mài sơn. Những bức tranh sơn mài thường được thực hiện với các đề tài phong phú từ cảnh đẹp tự nhiên, hoa lá, con người, v.v.

Tranh sơn mài không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của sự tinh hoa văn hóa Việt và sự tận tụy của người nghệ nhân. Các bức tranh này thường được coi là tác phẩm nghệ thuật cao quý, đòi hỏi kỹ thuật, các bước làm tranh sơn mài kỳ công và khả năng sáng tạo đặc biệt từ người họa sĩ.

Bức tranh sơn mài Bạch Liên của họa sĩ Nguyễn Lương Huyên
Bức tranh sơn mài Bạch Liên của họa sĩ Nguyễn Lương Huyên

Chuẩn bị vật liệu làm tranh sơn mài

Không chỉ đơn thuần là những tác phẩm nghệ thuật, các bức tranh sơn mài còn là kết quả của một quá trình tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo sâu sắc. Họa sĩ vẽ sơn mài không chỉ đơn giản là thể hiện ý tưởng và kỹ năng của mình mà còn phải tìm cách kết hợp khéo léo các bước làm tranh sơn mài, các kỹ thuật vẽ truyền thống với những nguyên liệu tự nhiên trong cuộc sống để tạo nên được những tác phẩm độc đáo và đặc sắc.

Sơn dùng trong vẽ tranh sơn mài

Loại sơn được sử dụng cho vẽ tranh sơn mài chính là sơn ta, một loại nhựa cây được khai thác tự nhiên. Sơn ta đóng vai trò như một chất kết dính, khi kết hợp với các chất liệu khác như vàng, vỏ trai, vỏ trứng, bạc quỳ, nó mang lại sự hài hòa và tôn lên vẻ đẹp tự nhiên của các nguyên liệu.

Chất liệu sơn ta
Chất liệu sơn ta

Ngoài sơn ta, các nguyên liệu khác như dầu tràm, dầu trẩu, nhựa dó và nhựa thông cũng được sử dụng trong quá trình sáng tác tranh sơn mài. Tuy nhiên, do sự phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết và những tác động không tốt của sơn ta đối với người sử dụng, các họa sĩ ngày nay đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại sơn hiện đại hơn, như sơn Nhật, khi thực hiện các bức tranh sơn mài.

Xem thêm: Chất liệu tranh sơn mài truyền thống đặc sắc của Việt Nam

Màu dùng trong vẽ tranh sơn mài

Màu được sử dụng trong các bước làm tranh sơn mài gồm hai màu cơ bản là cánh gián đen và cánh gián đỏ, thứ màu được tạo nên từ khoáng chất vô cơ, không bị phân hủy và hao mòn dưới nhiệt độ và ánh sáng mặt trời. 

Ngoài ra trong các bước làm tranh sơn mài họa sĩ sẽ sử dụng các nguyên liệu khác như: vàng (vàng thếp), bạc (bạc thếp, bạc xay, bạc dán…), vỏ ốc, vỏ trứng, vỏ trai, bột điệp…

Chuẩn bị dụng cụ làm tranh sơn mài

Cùng với sự phát triển của nền hội họa đương đại, kỹ thuật và các bước làm tranh sơn mài có nhiều thay đổi và cải tiến tuy nhiên vẫn phải đảm bảo một số những dụng cụ cần thiết sau:

Bút phất bạc, bút tỉa

Bút tỉa cho phép họa sĩ tạo ra những nét vẽ độc đáo, từ những đường nét mảnh mai đến những nét rực rỡ, đậm đặc. Việc lựa chọn bút vẽ tỉa, bút phất phù hợp không chỉ là thao tác quan trọng trong các bước làm tranh sơn mài mà còn giúp họa sĩ thoải mái trong quá trình sáng tạo, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và tính thẩm mỹ của tác phẩm. 

Búa, dao, vải trong vẽ tranh sơn mài 

Đây là những dụng cụ cần thiết không thể thiếu trong khi thực hiện các bước làm tranh sơn mài.

Dụng cụ chế tác sơn ta được trưng bày tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội - Nguồn: Báo Tuổi trẻ online)
Dụng cụ chế tác sơn ta được trưng bày tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội – Nguồn: Báo Tuổi trẻ online)

Bộ thép, bộ mo trong vẽ tranh sơn mài

Một trong những bộ dung cụ cần thiết khác trong các bước làm tranh sơn mài là bộ mo và thép. Bộ mo phổ biến thường được sử dụng trong quá trình vẽ tranh sơn mài đó là bộ mo thẳng và bộ mo chéo. Mỗi một bộ mo sẽ có kích thước to nhỏ khác nhau và sẽ dùng để phết những lớp sơn đều lên bề mặt của tấm vóc.

Bộ mo dùng trong các bước làm tranh sơn mài
Bộ mo dùng trong các bước làm tranh sơn mài
Bộ mo bằng chất liệu sừng trâu
Bộ mo bằng chất liệu sừng trâu
Thép vẽ bằng tóc loại nhỏ
Thép vẽ bằng tóc loại nhỏ
Thép vẽ dùng trong vẽ tranh sơn mài
Thép vẽ dùng trong vẽ tranh sơn mài

Các bước làm tranh sơn mài cơ bản

Bước 1: Phác thảo và xây dựng bố cục bức tranh

Trước tiên, việc đưa ra ý tưởng và xác định hình dạng tác phẩm trên tờ giấy giúp họa sĩ có được một bản phác thảo ban đầu. Từ đó, họ có thể tạo ra các biến thể về bố cục, sắp xếp màu sắc và hình dáng thông qua những phác thảo nhỏ. Điều này cho phép họ dễ dàng điều chỉnh và tìm ra giải pháp bố cục tối ưu nhất, đặc biệt là đối với những tác phẩm có ý nghĩa rõ ràng và cụ thể.

Việc làm phác thảo kỹ lưỡng ở bước này cũng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho quá trình các bước làm tranh sơn mài sau này. Nó không chỉ giúp họa sĩ tính toán và đạt được hiệu quả tối đa, mà còn có thể giúp giảm chi phí trong quá trình sáng tạo và thực hiện tác phẩm.

Bước 2: Phóng to bản phác thảo trong quy trình các bước làm tranh sơn mài

Sau khi có phác thảo ban đầu, bước tiếp theo trong các bước làm tranh sơn mài là chuyển nó từ một hình vẽ nhỏ sang kích thước cuối cùng của tác phẩm. Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình sáng tạo, không chỉ đảm bảo rằng các chi tiết được thể hiện chính xác, mà còn giúp nghệ sĩ phát triển tác phẩm theo đúng tầm vóc và tầm nhìn ban đầu.

Thông thường, họa sĩ sẽ dùng than để vẽ lên bề mặt, cho phép họ dễ dàng điều chỉnh và hoàn thiện các chi tiết. Điều này rất quan trọng, vì khi vẽ trực tiếp lên bề mặt cuối cùng, các yếu tố then chốt cần được xác định và thực hiện một cách cẩn thận ngay từ đầu. Đây là nền tảng để xây dựng tác phẩm một cách chắc chắn và tinh tế.

Bước 3: Vẽ trực tiếp trên vóc

Khi đã hoàn thành việc phóng to phác thảo, họa sĩ sẽ chuyển bản vẽ này lên mặt vóc với các bước tuần tự như sau:

  • Công đoạn cẩn trừng: là sử dụng vỏ trứng, vỏ ốc, xà cừ…để đắp lên tranh
  • Công đoạn “vẽ nét”, đây là bước đi các đường nét chi tiết và cụ thể trên mặt vóc bằng sơn đen. 
  • Công đoạn vẽ màu, một trong các bước làm tranh sơn mài quan trọng nhất là vẽ màu. Ở bước này sơn ta được kết hợp với sơn son để phủ lên các lớp cẩn trứng và các nét vẽ phác thảo trước đó. 

Bước 4: Công đoạn mài và vẽ trong các bước làm tranh sơn mài

Trong các bước làm tranh sơn mài, công đoạn mài tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là bước không thể thiếu, tạo nên sự hoàn thiện và cân bằng cho tác phẩm.

Sau khi các lớp màu cơ bản, lớp bạc và lớp màu phủ cuối cùng đã được hoàn thành, tác phẩm sẽ được mài bằng giấy nhám và nước. Quá trình mài này sẽ dần làm hiện ra các lớp màu, hình dáng và chi tiết trong tranh, tạo nên sự sâu sắc và sinh động cho tác phẩm.

Kỹ thuật của người mài tranh là vô cùng quan trọng. Họa sĩ phải biết cách tìm ra sự cân đối hoàn hảo, quyết định dừng lại hay tiếp tục mài dựa trên con mắt tinh tường của mình. Quá trình mài và vẽ diễn ra một cách tương tác độc đáo, tạo nên sự hài hòa giữa kỹ năng thủ công và sự sáng tạo nghệ thuật.

Bước 5: Đánh bóng và hoàn thiện các bước làm tranh sơn mài cuối cùng

Toát Sơn: Toát sơn có nghĩa là thoa đều một lớp sơn chín, thường được pha loãng với dầu hỏa, lên toàn bộ mặt tranh. Tỉ lệ pha sơn tùy thuộc vào kinh nghiệm và sở thích của từng nghệ sĩ. Nếu bức tranh đã có sự cân đối về màu sắc và độ sáng, tỉ lệ pha sơn nên được điều chỉnh thật loãng. Sau đó, bức tranh được để ủ để sơn khô và chuẩn bị cho bước đánh bóng.

Đánh Bóng: Đây là bước hoàn thiện cuối cùng trong các bước làm tranh sơn mài. Đánh bóng là một bước quan trọng và cần thiết trong quá trình vẽ tranh, đánh dấu sự kết thúc của một quá trình sáng tạo. Trong bước này, người họa sĩ sử dụng lòng bàn tay hoặc một bề mặt mềm như vải cotton hoặc bông gòn để ma sát nhanh và mạnh lên bề mặt của bức tranh. Cách thức thực hiện đánh bóng có thể thay đổi tùy thuộc vào sở thích và kinh nghiệm của từng cá nhân.

Mục đích chính của đánh bóng không chỉ là tạo ra một bề mặt bóng loáng cho bức tranh, mà còn để tạo ra một lượng nhiệt nhỏ thông qua ma sát. Điều này giúp các lớp màu hòa quyện và tan chảy vào nhau, tạo ra sự rạng ngời trong mắt (độ sáng) và đậm đặc về màu sắc cho tác phẩm. Quá trình này là bước cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, trong việc hoàn thiện một bức tranh sơn mài.

Xem thêm:

Địa chỉ mua tranh sơn mài ở Hà Nội chất lượng cao cấp và uy tín

Với các bước làm tranh sơn mài đòi hỏi kỹ thuật cao, kỳ công, tỉ mỉ với độ tinh xảo vậy nên việc sở hữu một bức tranh sơn mài không chỉ làm đẹp không gian sống và về lâu dài còn giúp tăng giá trị của tác phẩm trên thị trường nghệ thuật. Chính vì vậy, nếu bạn cũng đang tìm một địa chỉ mua tranh sơn mài ở Hà Nội uy tín để có thể sở hữu những tác phẩm chất lượng hãy ghé ngay showroom LanVu Gallery.

Không gian sơn mài nghệ thuật tại LanVu Gallery
Không gian sơn mài nghệ thuật tại LanVu Gallery

Sơn mài vẫn luôn giữ được cốt cách riêng. Nét độc đáo của dòng tranh này là việc sử dụng các chất liệu tự nhiên, như vỏ trứng, lá vàng, bột màu tự nhiên… Những chất liệu được kết hợp khéo léo, hòa quyện cùng những nét vẽ và màu sắc tinh tế thông qua các bước làm tranh sơn mài điêu luyện đã tạo nên những tác phẩm tranh sáng tác độc bản đẹp mắt và sắc nét, chứa đựng những câu chuyện tình cảm và ý nghĩa.

Hãy đến showroom của LanVu Gallery ngay hôm nay và thưởng lãm, khám phá sự độc nhất với nghệ thuật sơn mài truyền thống:

  • Chứng nhận độc bản – Cam kết chất lượng và sự hài lòng.
  • Bảo Hành Trọn Đời
  • Miễn phí vận chuyển, lắp đặt (tại Hà Nội); hỗ trợ vận chuyển đi các tỉnh.

Liên hệ với chúng tôi theo hotline 094 888 3535 hoặc 094 886 3535 để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Để lại bình luận