Để tìm hiểu thêm về sự phát triển của một phong trào nghệ thuật hay cách hoạt động của một người nghệ sĩ, những gì đã ảnh hưởng tới phong cách của họ, ta cần nhìn lại những dấu mốc của họ trong lịch sử. Và ta sẽ tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật trừu tượng!

Vassily Kadinsky – Tranh màu nước trừu tượng đầu tiên(1910)

Khởi điểm tại Đông Âu

Nghệ thuật trừu tượng được ra đời vào cuối thế kỷ XX. Vào thời điểm này, thế giới nghệ thuật chủ yếu là trường phái Dã thú, Lập thể và trường phái Biểu hiện Tượng hình. Loại hình nghệ thuật này nổi bật nhờ sự tự do về màu sắc, hình dáng và tất nhiên là cả về đối tượng chủ đề. Theo thời gian, khía cạnh hình ảnh cận thực hoàn toàn bị loại bỏ chỉ vì hình dáng. Sự táo bạo và thử nghiệm với màu sắc đặc trưng của thời kỳ này khi các nghẹ sĩ bắt đầu giải phóng bản thân khỏi những nguyên tắc Hàn lâm. 

Để nói về sự khởi đầu của nghệ thuật trừu tượng thì rất khó xác định. Chúng ta có thể thấy các nghệ sĩ khác nhau với các phong cách khách nhau xuất hiện liên tục, mỗi người đều mang một dấu ấn cá nhân của riêng họ để định nghĩa “Trừ tượng”. Nhưng nếu đặt một ngày là điểm khởi đầu của nghệ thuật trừu tượng, thì năm 1910 được thừa nhận nhiều nhất.

Thời gian này trùng với bức tranh “Màu nước trừu tượng đầu tiên” Vassily Kadinsky. Họa sĩ Nga – khời đầu cho phong trào nghệ thuật tiên phong ở Đông Âu – là họa sĩ đầu tiên không sử dụng bố cục truyền thống. Đây là cách mà nghệ thuật trừu tượng được sinh ra: là nghệ thuật không đại diện cho hiện thực. Loại hình nghệ thuật này tập trung vào màu sắc và hình, không có chủ thể hoặc đối tượng thông thường từ thế giới thực tế. 

Frantisek Kupka – Compliment (1912)

Tính bộc phát và khả năng biểu cảm

Nghệ thuật trừu tượng có thể được chia thành hai mặt. Một mặt, nó là nhiệm vụ tìm kiếm tính hợp lý và một trật tự độc lập với thực tế. Mặt còn lại, là sự phát triển tính chức năng biểu tượng của màu sắc, nhịp điệu và tính độc lập của chúng trong một chủ thể. Các nghệ sĩ như Kandinsky, Kupka và Delaunay sử dụng màu sắc để nói lên cảm xúc của họ. Màu đỏ tươi hoặc xanh đậm, khi ở trên toan vẽ, chúng tạo ra và truyền tải một cảm xúc hoặc trạng thái tinh thần nhất định.

Những thể loại nghệ thuật trừu tượng khác nhau

Phong trào nghệ thuật trừu tượng là một thời điểm phong phú, Kandinsky là đại diện của phong cách Trừu tượng Trữ tình. Cốt lõi trong phong cách nghệ thuật của ông là sức mạnh của cảm xúc và tác động của sự phẫn nộ đối với con người. Malevitch đại diện cho Chủ nghĩa Siêu việt, một phong trào hướng tới màu sắc là chủ thể chính, khiến màu sắc tự đứng độc lập với cảm xúc mà nó mang theo. Các tác phẩm của Malevitch có nhiều tính chất hình học hơn và ít màu sắc hơn các tác phẩm của Kandinsky, chúng trông như một sự kết hợp giữa hình học và màu sắc nhưng vẫn được thể hiện rất cẩn thận. Về phần Piet Mondrian, với những hình dạng ô vuông mang màu sắc cơ bản và những đường kẻ đen, ông đã mở đường cho hầu hết mảng Nghệ thuật Trừu tượng Hình học. Cũng đáng chú ý là sự phát triển của trường phái Nhịp điệu. Trường phái này được bởi Delaunays, những người đã sử dụng màu sắc sắc nét và hình dạng tròn bao phủ toàn bộ bức tranh. Những xu hướng phong cách nghệ thuật liên tục thay đổi và kéo dài cho đến những năm 1930.

Jackson Pollock – Autumn Rhythm (Number 30), 1950

Sự ra đời của trường phái Biểu hiện Trừu tượng

Vào những năm 1940 và 1950, một phong trào nghệ thuật trừu tượng mới tại Mỹ, đã được hình thành: được gọi là trường phái Biểu hiện Trừu tượng. Trong hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, phong cách mới này đã xâm chiếm toàn bộ thế giới nghệ thuật. Những họa sĩ như Jackson Pollock và Willem de Kooning đã tạo nên dấu ấn của họ và vẫn mang tầm ảnh hưởng của họ cho tới ngày nay.

Ví dụ như Jackson Pollock, đại diện cho phong cách vẽ tranh lối Hành động. Phong cách này được sử dụng bằng những thao tác mạnh mẽ của người họa sĩ. Họ vảy sơn lên bức tranh, tạo ra những nét sơn bắn (spotting) lên bề mặt toan vẽ. Chính vậy, đề cao sự tác động trực tiếp của người họa sĩ thay vì chủ thể trong bức tranh. Nhóm Colour Field Painting (sử dụng màu sắc rực rỡ) gồm họa sĩ nổi tiếng như Rothko Clyfford Still, ông đề cao màu sắc là công cụ thể hiện cho ý nghĩa của mình.

Victor Vasarely – Marsan 2 – 1964 – 1974

Từ những năm 1960 trở đi, hai phong trào chính nổi lên: Nghệ thuật Ảo ảnh Thị giác (Op- Art) và trường phái Tối giản. Victor Vasarely – người Hungary là cha đẻ của Op-art, một nghệ sĩ quan tâm đến hiệu ứng thị giác. Các nghệ sĩ nổi bật trong phong trào này (Julio Le Parc, François Morellet, Yaacov Agam) chơi đùa cùng hiệu ứng của màu sắc, hình dạng và ánh sáng. Và cuối cùng chúng tạo ra ảo ảnh thị giác cho người xem. Trong cùng thời kỳ này, trường phái Tối giản đã xuất hiện gồm các nghệ sĩ như Sol LeWitt, Robert Morris và Dan Flavin. Phương châm của họ là tối giản mọi thứ. Nghệ thuật được tối giản thành một cấu trúc đơn giản, thường là hình học nhưng luôn trừu tượng.

 

 Nguồn : Tổng hợp

Để lại bình luận