Chiêm ngưỡng những bức tranh chân dung này, người yêu hội họa có thể nhận ra ngay một phong cách riêng biệt, trứ danh đi tiên phong và không hề lặp lại.
Giuseppe Arcimboldo là ai?
Sinh ra ở Milan, Ý, trong một gia đình có truyền thống hội họa, Giuseppe Arcimboldo (1527-1593) sớm theo đuổi con đường mỹ thuật và trở thành một họa sĩ vẽ tranh chân dung có tiếng trong giới thượng lưu Milan thời bấy giờ. Thời này chưa có nhiếp ảnh nên giới nhà giàu lưu giữ chân dung của mình qua từng giai đoạn bằng cách đặt họa sĩ vẽ tranh chân dung. Ông là bậc thầy của trường phái Kiểu cách, trào lưu hội họa mang phong cách cường điệu hóa hội họa thời kỳ Phục hưng, nó tập trung vào trang hoàng và chú trọng tới cảm xúc. Dường như Arcimboldo sinh ra là để gắn bó với trường phái Kiểu cách bởi ông là bậc thầy trang trí.
“Four Seasons In One Heads”, 1590
Giuseppe đã sáng tạo ra một dòng tranh chân dung kỳ lạ trong đó các nhân vật trong tranh được tạo nên hoàn toàn từ rau củ, cây cối và các loài động vật. Ở đó người xem tranh có thấy các loại nông sản nếu soi kỹ. Những bức chân dung của Giuseppe đã ngay lập tức được yêu thích không chỉ bởi tính độc đáo, sự chính xác, tỉ mỉ, mà còn bởi trí tuệ và sự hài hước được vị danh họa thể hiện qua từng tác phẩm.
Những bức chân dung này còn được Giuseppe diễn giải theo một hướng rất được lòng những nhân vật thượng lưu, quý tộc, đó là sự thống trị của các gia đình mang dòng dõi hoàng gia đối với tất cả đất đai, sông ngòi, biển cả mà họ cai quản. Sau khi Giuseppe Arcimboldo qua đời, những tác phẩm của ông bị phân tán và lưu lạc suốt hàng thế kỷ, mãi cho đến đầu thế kỷ 20, khi những tác phẩm này được phát hiện trở lại và nhận được những đánh giá xứng tầm, tên tuổi vị danh họa mới có được vị trí xứng đáng trong nền hội họa Ý. Lúc này, hậu thế xem Giuseppe Arcimboldo là một nhân vật truyền cảm hứng cho trường phái Siêu thực trong hội họa đầu thế kỷ 20.
Cùng Lanvu Gallery chiêm ngưỡng những bức chân dung có một không hai của danh họa ý Giuseppe Arcimboldo
Bức “Vertumnus – Rudolf II”, vẽ năm 1590, khắc họa vua Rudolf II của Đế quốc La Mã Thần thánh (1552-1612). Tác phẩm lấy cảm hứng từ vị thần La Mã cổ đại Vertumnus cai quản các mùa và các khu vườn.
Bức “Mùa xuân”, vẽ năm 1573, nằm trong bộ tranh tứ bình “Bốn mùa”.
Bức “Mùa hè”, vẽ năm 1563, nằm trong bộ tranh tứ bình “Bốn mùa”.
Bức “Mùa thu”, vẽ năm 1573, nằm trong bộ tranh tứ bình “Bốn mùa”.
Bức “Khí”, vẽ năm 1566, nằm trong bộ tranh tứ bình “Bốn nguyên tố”.
Bức “Người quản lý thư viện”, vẽ năm 1566.
Bức “Hoa cỏ”, vẽ năm 1591
Nguồn: tổng hợp