Danh họa trừu tượng thế giới Cy TwomBly

“Cy” (1928-2011) vốn là một nhân viên giải mã điện báo trong quân đội Hoa Kỳ, chính sự bí ẩn của việc mã hóa thông tin đã làm nền cho cảm hứng của ông sau này, cộng với việc, sau khi chuyển đến sinh sống tại Roma và lấy vợ Ý, ông ấn tượng với những tác phẩm thần thoại La Mã và dựa vào chúng để tạo một “ngôn ngữ” riêng của mình !

Những bức tranh của ông, nhìn thoáng qua như các tác phẩm graffiti nhưng lại đắt giá hàng triệu đô. Để lý giải một phần về sự đắt giá này xin phép được chia sẻ với mọi người bài viết của họa sĩ Nguyễn Khắc Chinh:

***

“Khi nhìn vào những bức tranh này của danh họa trừu tượng thế giới Cy Twombly có giá từ 30 đến hơn 70 triệu USD khoảng 700 tỷ VND đến gần 2000 tỷ VND khiến nhiều người trên thế giới này choáng váng và không hiểu tại sao ? Tại sao trông vẽ nguệch ngoạc như trẻ con lại trở thành những giá trị tiền bạc tài sản không tưởng như vậy ? Mà đều bán một cách oanh liệt công khai rực rỡ cả xã hội nhìn vào, tiền thật, thóc thật ! Khiến bao bao người, bao vị phụ huynh họ nghi ngờ về bản thân mình cũng như con cái của họ vẽ có khác gì danh họa đâu. Họ đã để lỡ điều gì đó thì phải? Thế giới này đã lỡ điều gì đó với họ ? Hình như thế giới này có gì sai sai thì phải ? Và nghề hội họa có chút hấp dẫn hơn với mọi người chăng ? Thì đúng như họ nghĩ và thấy nhìn thoáng qua thì tranh của danh họa Cy Twombly chả khác gì 1 đứa trẻ con cầm bút bi bút chì nguệch ngoạc lên giấy nháp hay bôi bẩn những bức tường, hay phấn vẽ nguệch ngoạc trên những tấm bảng đen trên lớp học hay cho trẻ con …. nhưng tại sao chúng lại có giá trị khủng khiếp vậy ?

 

Nếu chỉ nhìn vào lát cắt những bức tranh của danh họa Cy Twombly trong thời điểm hiện tại sẽ không thấy sự tiên phong vĩ đại của sự phát triển ngôn ngữ trong quá trình thay đổi phát triển của lịch sử. Hội họa đa chiều hướng trong khi những họa sĩ vắt óc khai phá thì nhiều họa sĩ khai thác hay làm mới những con đường đã được định hình đóng góp cho hội họa đều rất trân trọng ah. Có thể nói Cy Twombly là danh họa trừu tượng quan trọng hàng đầu trong lịch sử mỹ thuật thế giới hiện đại. Ông và danh họa Franz Kline là những họa sĩ tiên phong dùng nét thành đặc trưng trong hội họa trừu tượng, những nét vẽ nghuệch ngoạc nhìn thoáng qua ngây thơ như trẻ con nhưng khi xem tranh thật thì khác à nha. Tranh có sự chủ động về ý thức, kích thước, cấu trúc bề mặt, cảm giác …. nhé.

 

 

 

 

 

Thấy có một điều rất hay là những bộ phim hay kinh điển trẻ em, hay những đồ chơi cho trẻ con, viết về trẻ con … không phải là trẻ con viết hay làm ra mà là những chuyên gia tài năng vô cùng yêu và am hiểu trẻ con làm lên. Còn Mark Rothko thì khai thác triệt để tính đặc trưng của các mảng màu trong hội họa. Chúng tối giản đến mức trở thành những đặc trưng thành biểu tượng signature trong ngôn ngữ hội họa làm lên tên tuổi của các ông. Tranh các ông toàn giá trị vài chục triệu lên đến hàng trăm triệu USD … Khiến thế giới hoài nghi về sự phù phiếm về giá trị của hội họa. Điều đặc biệt là các ông vẫn ảnh hưởng hấp dẫn đến các thế hệ họa sĩ nổi tiếng đương đại trên thế giới bây giờ còn trẻ cũng như đã thành danh. Nhưng các họa sĩ sau này ảnh hưởng đều là F1, F2 … Fn …. và không phải ai cũng có được giá trị giá tranh triệu USD như các ông. Mà đó là sự ảnh hưởng và thúc đẩy bởi sự tìm kiếm bản thân và sự biểu hiện trên con đường hội họa mà thôi. Nếu muốn thành họa sĩ triệu USD như các ông thì phải tạo nên sự đóng góp cho sự phát triển giống như các ông vậy đó. Hội họa khắc nghiệt như vậy nên người thành công quá ít …. trong thế giới này.

 

Hội họa có những điều kỳ lạ, kỳ diệu … không thể giải thích được nếu không am hiểu về nó và mọi thứ cứ diễn ra và sự thành công thường đi trước công chúng và thời đại một quãng khá xa …. “

Nguồn: Sưu tầm

 

Để lại bình luận