6. Nguyễn Sáng (1923-1988)
Nguyễn Sáng là cây đại thụ của sơn mài Việt Nam, có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa Việt Nam hiện đại. Ông khai khác thành công nghệ thuật hội họa hiện đại châu Âu, nhưng vẫn không xa rời nghệ thuật dân gian và cổ truyền Việt Nam. Nghệ thuật của ông là sự kết hợp giữa tính hiện đại và tinh hoa của dân tộc.
Ông cũng chính là người có vinh dự thiết kế bộ tem bưu chính đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, phát hành năm 1946, thể hiện chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên con tem thuần chất của nước ta mang trên mình hai chữ “Việt Nam” cùng với hình ảnh vị lãnh tụ đã sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Phong cách nghệ thuật: Nguyễn Sáng dùng nét vẽ của mình, phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Ngoài ra ông còn vẽ theo nhiều đề tài khác nhau, như phụ nữ và hoa, cảnh đẹp vừa lộng lẫy vừa cổ kính của chùa chiền, cảnh núi rừng thâm u mà hùng vĩ, cảnh nông thôn bình dị, hiền hòa, cảnh ghi lại những trò chơi dân gian.
Tác phẩm chính: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
Bộ tem kỷ niệm 59 năm ngày sinh Bác Hồ do Nguyễn Sáng thiết kế
Tranh sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Phủ” của Nguyễn Sáng
7. Bùi Xuân Phái (1920-1988)
Bùi Xuân Phái họa sĩ nổi tiếng nhất Việt Nam với tranh phố. Tranh phố của ông vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60, 70. Các mảng màu trong tranh của ông thường có đường viền đậm nét, phố không trở thành chính nó mà còn gần gũi với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngoài phố cổ, ông còn vẽ những mảng đề tài khác, như: chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật…rất thành công.
Với những gam màu rực rỡ, những hình ảnh kỳ thú gắn với làng quê Việt Nam đã luôn theo suốt ông trong cuộc đời một nghệ sĩ, tạo nên niềm đam mê hội họa ngay từ ngày còn thơ bé. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, danh họa Bùi Xuân Phái đã vẽ nhiều thể loại, nhiều chân dung, phong cảnh, sinh hoạt khác nhau phản ánh khá sinh động và chân thực từng giai đoạn của dân tộc. Những bức tranh của danh họa Bùi Xuân Phái đều mang phong cách riêng và để lại những dấu ấn đặc biệt trong nền Mỹ thuật Việt Nam. Nhưng đề tài phố cổ Hà Nội là đề tài ông đã gắn bó hơn 40 năm, bởi đó là nơi chứa đựng những kỷ niệm vui buồn, thăng trầm cuộc đời ông.
Phong cách nghệ thuật: Ông chuyên về chất liệu sơn dầu, đam mê mảng đề tài phố cổ Hà Nội. Ngay từ lúc sinh thời, sáng tạo đã được quần chúng mến mộ gọi dòng tranh này là tranh Phố Phái.
Tác phẩm chính: Phố cổ Hà Nội, Hà Nội kháng chiến, Xe bò trong phố cổ…
Tranh sơn dầu Phố cổ Hà Nội
8. Nguyễn Phan Chánh (1892-1984)
Ông là một người đã tạo ra diện mạo tranh lụa Việt Nam, không lẫn vào bất kỳ một phong cách nào đối với các nước có nền tranh lụa lớn nhất thế giới như Trung Quốc và Nhật Bản. Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh thắm đượm tình yêu thương con người lao động, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ và tình mẹ con được thể hiện nhiều trong tác phẩm của ông. Thành công của Nguyễn Phan Chánh là do ông biết kết hợp lối vẽ truyền thống dân tộc với khoa học cơ bản của hội họa Châu Âu.
Phong cách nghệ thuật: Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam. Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông.
Tác phẩm chính: Chơi ô ăn quan, Tiên Dung và Chử Đồng Tử, Sau giờ trực chiến…
Tác phẩm “Chơi ô ăn quan” của Nguyễn Phan Chánh
Tác phẩm “Người bán gạo” của tác giả Nguyễn Phan Chánh được bán giá 390.000 USD
9. Vũ Cao Đàm (1908-2000)
Nhiều tác phẩm điêu khắc của ông được coi là mẫu mực của điêu khắc Việt Nam hiện đại trong đó có hai bức hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là “Chân dung” và “Thiếu nữ cài lược”. Sống ở Pháp, sáng tác tư tưởng Đông -Tây với chủ đề Việt Nam, tác phẩm của Vũ Cam Đàm thể hiện của Vũ Cao Đàm từ sớm đã tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Tranh của Vũ Cao Đàm thể hiện ảnh hưởng của mỹ thuật miền Nam nước Pháp – Thời cực thịnh của trường phái Ấn tượng. Bằng những sáng tác giàu tìm tòi, kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghệ thuật truyền thống phương Đông và hội họa phương Tây, Vũ Cao Đàm đã góp phần nâng cao vị thế của người họa sĩ Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Năm 1946, khi chủ tich Hồ Chỉ Minh sang thăm Pháp, Vũ Cao Đàm đã tới chào và xin được nặn tượng Người.
Phong cách nghệ thuật: Ông nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc, tranh lụa, sơn dầu
Tác phẩm chính: Thiếu nữ cài lược, Chân dung, Bác Hồ
Tác phẩm “Bác Hồ”
10. Lê Phổ (1907-2001)
Lê Phổ là họa sĩ bậc thầy Việt Nam và trên thế giới theo trường phái hậu ấn tượng với nhiều tác phẩm đắt giá. Ông còn được nhiều người gọi là “danh họa Việt Nam trên đất Pháp” và được coi là “cây đại thụ” trong làng nghệ thuật tranh Việt Nam. Những tác phẩm của ông thường có giá cao nhất trên thị trường nghệ thuật thế giới đối với một họa sĩ Người Việt.
Phong cách nghệ thuật: Chất liệu chính là sơn dầu và lụa. Chủ đề chính là hoa, phụ nữ mơ màng, quý phái.
Tác phẩm chính: Hoài cố hương, Kim Vần Kiều, Bức rèm tím, Thiếu phụ, Thiếu nữ bên hoa lan, Lòng mẹ, Giai nhân màu áo nắng…
Tranh “Hoài Cố Hương” của Lê Phổ có giá bán khoảng 222.325 USD
Nguồn : Tổng hợp