“Tranh sóng biển từ sự kỳ ảo để thể hiện mới lạ trong nghệ thuật. Những con sóng vồ vập trườn trên nước vào bờ, lớp nọ trên lớp kia đạp vào nhau tràn đầy năng lượng. Những con sóng đắm soi trong màu xanh dương của nước biển cùng những ánh sáng trắng như kim cương trên lưng như những con người bất kham cuồn cuộn cơ bắp đang di chuyển. Những con sóng vỗ liên tục như mãnh thú đang gầm gào.” ( Virginia Woolf, The Waves, 1931 )
Sóng biển là đề tài muôn thuở, không chỉ trong thơ ca mà còn trong hội họa cũng đem lại rất nhiều cảm xúc. Lanvu Gaallery xin chia sẻ với những người yêu thích và quan tâm nghệ thuật hội họa bài viết của Trần Hợp Minh về tác phẩm và tác giả Ivan để được cùng chiêm ngưỡng những đặc sắc của nghệ thuật vẽ sóng biển.
Vẽ biển là mọt kỹ thuật rất riêng của từng người. Không chỉ được mệnh danh là người vẽ biển đẹp ông còn có cho mình những thủ thuật vẽ của riêng mình. Trong tranh sơn dầu từ đó sẽ luôn có thể làm chọn vẹn những giá trị của chất liệu sơn dầu. Tác giả có bức tranh vẽ biển nằm trong 10 tác phẩm đẹp nhất.
***
Sống ở Vũng Tàu, hầu như sáng nào tôi cũng ra biển, trước khi bơi tôi thường ngồi trên bờ một lúc, nhìn thật xa ra biển, và lần nào cũng vậy, luôn có cảm giác choáng ngợp trước sự mênh mông, vĩ đại của đại dương, cảm thấy xúc động bởi vẻ đẹp của bình minhtrên biển, nhưng cũng sợ hãi, tìm nơi trú ẩn lúc sóng biển gầm thét khi gió mùa về. Gió thổi trên mặt biển tạo ra sóng biển và khi va chạm tới chỗ nước nông thì vỡ ra tung bọt trắng xóa…nhưng vì sao nước biển mặn thì tôi còn chưa biết. Có lần tôi hỏi một anh bạn là nhà hải dương học thì anh cười và nói: “Nước biển mặn là để cá khỏi ươn!”
Tôi chợt nhớ đến một câu thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Biển cả là đề tài bất tận của hội họa, nhưng một trong số những họa sĩ vẽ biển đẹp nhất phải kể đến họa sĩ người Nga Ivan Aivazovsky. Tôi đã học cách vẽ biển bằng cách tập chép lại các bức tranh của ông, và cho dù không tiến bộ được là bao nhiêu nhưng qua đó cảm nhận được những vẻ đẹp tuyệt vời trong tác phẩm ấy.
Ivan Konstantinovich Aivazovsky ( Ива́н Константи́нович Айвазо́вский ) sinh năm 1817 trong một gia đình Armenia tại hải cảng Feodosia ở biển Đen và hẫu hết sống ở đó, là một họa sĩ lãng mạn Nga được coi là một bậc thầy vĩ đại nhất vẽ biển. Ông đã trải qua những năm tháng tuổi thơ ở nhà thờ và sự giáo dục của các cha xứ.
Sau khi tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Hoàng gia ở Saint Pertersbug, Aivazovsky đã du hành đến châu Âu và sống một thời gian ngắn ở Ý vào đầu những năm 1840. Sau đó ông trở về Nga, được bổ nhiệm làm họa sĩ chính của hải quân Nga, ông tham dự và vẽ rất nhiều cuộc tập trận trên bờ biển và trở nên rất nổi tiếng trong nước cũng như nước ngoài. Ông đã tổ chức nhiều triển lãm cá nhân tại châu Âu và Hoa Kỳ và được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý của nước Pháp, Anh, và được bầu vào Viện Hàn lâm Nghệ thuật Khoa học Hoàng gia Hà Lan. Trong sự nghiệp gần 60 năm của mình, ông đã sáng tác khoảng 6000 bức tranh, phần lớn các tác phẩm của ông đều là cảnh biển. Các tác phẩm của ông được lưu giữ trong bảo tàng Nga, Ukraina, Armernia và trong bộ sưu tập cá nhân.
Năm 1848, Aivazovsky kết hôn với Julia Graves, sau 29 năm chung sống và có bốn cô con gái, ông bà đã ly dị vào năm 1877 với sự cho phép của Giáo hội Armenia. Năm 1882 ông kết hôn với người đồng hương Anna Burnazian, một góa phụ xinh đẹp, người Armenia trẻ hơn ông 40 tuổi. Aivazovsky nói rằng cuộc hôn nhân này làm cho ông “trở nên gần gũi hơn với quê hương của mình”.
Ivan Aivazovsky qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1900 ở Feodosia và được chôn cất tại khu vườn trong nhà thờ St. Sargis Armenia, theo nguyện vọng của ông. Bên cạnh nấm mộ là một bức tượng chân dung của ông bằng đá cẩm thạch do nhà điêu khắc người Ý L. Biogiolli thực hiện vào năm 1901. Một trích dẫn lịch sử Armenia bằng tiếng Armenia cổ được khắc trên bia mộ của ông: Mah ծնեալ անմահ զիւրն յիշատակ եթող ( Sinh ra như một kẻ đã chết, nhưng để lại ký ức bất tử của chính mình )
Dưới đây, xin giới thiệu với các bạn 10 tác phẩm tranh biển tuyệt đẹp của các họa sĩ nổi tiếng.
Những con sóng – 10 bức tranh biển tuyệt đẹp của các họa sĩ
1. Abraham Willaert (1603-1669), Stormy Sea 1629
Abraham Willlaert sinh ra tại Utrecht, con họa sĩ Adam Willaerts. Ông được cha, cũng là họa sĩ vẽ về biển, dạy vẽ. Sau đó ông theo học nhà truyền giáo Utrecht Jan Van
Bijlert ở Utrecht và trở thành một thành viên của Utrecht Guild of Saint Luke năm 1624. Ông đến Paris năm 1628, rồi làm việc trong xưởn của họa sĩ tôn giáo và đạo đức Simon Vouet. Ông trở về quê nhà vào năm 1635.
Năm 1637 hoặc 1638 Willaerts đi thuyền đến Brazil phục vụ trong đoàn tùy tùng của Bá tước John Maurice của Nassau-Siegen, thuộc Hà Lan ở Brazil. Năm 1641, Bá tước sang Brazil đến Angola (nơi người Hà Lan vừa mới lấy Sao Paulo từ Loanda và đảo Tomé), hoj có nhiệm vụ quan sát phong tục và cách cư xử của người dân bản địa. Ông đã trở về Hà Lan năm 1644, và ở lại với các kiến trúc sư nổi tiếng và họa sĩ Jacob van Campen tại lâu đài của ông Randenbroeck gần Amersfoort.
Năm 1659-60 ông viếng thăm Rome. Ở đây, ông tham gia Bentvueghels, một hiệp hội chủ yếu là các nghệ sĩ Hà Lan và Flemish làm việc tại Rome. Bentvueghels thành một biệt danh cho ông, cái gọi là ‘tên bent’. Ông chết ở Utrecht. Isaac anh trai của ông cũng là một họa sĩ biển.
2. Ludolf BaKhuiZen (1630-1708) Dutch warships in trouble off Gibraltar, 1690
Lodolf Bakhuizen là một họa sĩ, một người viết thư pháp và thợ in người Hà Lan sinh ra ở Đức. Ông là họa sĩ hàng đầu của Hà Lan về chủ đề hàng hải sau khi già trẻ nhà Willem van de Velde rời khỏi nước Anh năm 1672. Sinh ngày: 28 tháng 12 năm 1630, Emden, Đức. Mất 17 tháng 11, 1708, Amsterdam, Hà Lan. Tác phẩm nghệ thuật: Tàu ở Distress ngoài Rocky Coast, MORE
3. Hokusai (1760 – 1879), Great Wave of Kanagawa 1829 – 32
Katsushika Hokusai (葛飾 北斎) (31 tháng 10 năm 1760 – 10 tháng 5 năm 1849), là một nghệ sĩ Nhật, hoạ sĩ ukiyo-e và là người chế tạo máy in khắc gỗ trong thời kỳ Edo. Ông cũng là chuyên gia hàng đầu về hội hoạ Trung quốc trong giai đoạn đó. Sinh ra tại Edo (nay là Tokyo), Hokusai được biết đến nhiều nhất với tư cách là tác giả của loạt tranh in bằng khung gỗ (giống với cách in tranh Đông Hồ tại Việt Nam) “36 cảnh núi Phú Sĩ” (1831), trong đó có tác phẩm “Sóng Lừng ở Kanagawa” đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản và được xuất bản trên bình diện quốc tế. Hokusai sáng tác “36 cảnh núi Phú Sĩ” vừa để phản ánh du lịch hàng hải nội địa vừa để đáp lại nỗi ám ảnh từ núi Phú Sĩ.
Loạt tranh này, cụ thể là “Sóng Lừng” và “Phú Sĩ trong xanh” đã gắn liền tên tuổi ông với Nhật Bản và hải ngoại. Sử gia Richard Lane nhận xét, “Nếu tên tuổi Hokusai được làm lên từ một công việc, thì nhất định nó phải là loạt tranh này…”. Giai đoạn Hokusai vẽ loạt tranh này là giai đoạn đặc biệt quan trọng, vì chỉ đến khi đó những lao động nghệ thuật của ông mới được công nhận rộng rãi và đẩy lùi tầm ảnh hưởng của tranh lụa trong giới nghệ sĩ. Chính xác là bức tranh “Sóng Lừng” bắt đầu được đón nhận và tiếp tục được đón nhận, được hoan nghênh, và trở nên nổi tiếng tại phương Tây. Hokusai được tôn vinh là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới vẽ tranh khắc gỗ Nhật Bản, cũng thường được quy vào ukiyo-e (Tranh mộc bản về thế giới hư ảo).
Hokusai được coi chính là người có nhiều họa phẩm nhất trên thế giới
4. William Turner (1789 – 1862), Snow Storm. Steam – Boat off a Habour’s Mouth 1842
Snow Storm. Steam – Boat Off tại Habour’s Mouth thể hiện ngoài khơi bờ biển nước Anh. Người ta đồn rằng Turner thực sự phải đã phải đi đến tận cột buồm của một con tàu trong giữa cơn bão. Tuy chưa xác thực, nhưng rõ ràng khác với những nghệ sĩ khác Turner đã trải nghiệm và nắm bắt được bản chất của cơn bão. Câu chuyện này, rất có thể được bịa ra nhưng nó cho thấy một bằng chứng cụ thể về kinh nghiệm của Turner trên biển. Tàu hơi nước nằm ở trung tâm cơn lốc. Turner một lần nữa cho thấy những ảnh hưởng của môi trường đối với sự bất ổn của nhân loại.
Turner sinh tại Maiden Lane, Convert Gardern, Luân Đôn, Anh. Cha ông, William Turner, là một người làm đầu và một thợ làm tóc giả. Mẹ ông, bà Mary Marsall, là người gặp chứng bất ổn tâm lý gây ra do cái chết của em gái ông là Helen Turner vào năm 1786. Mẹ Turner qua đời năm 1804, sau khi được gửi đến một trại tâm thần năm 1799.
Turner gia nhập gia nhập trường Học viện Hoàng gia Nghệ thuật năm 1789 khi ông mới 14 tuổi, một năm sau thì ông được nhận vào trường. Sir Joshua Reynolds, chủ tịch của học viện này giai đoạn đó, là người chủ tọa ban hội thẩm nhận ông vào trường. Thời gian đầu, Turner tỏ ra rất thích thú với kiến trúc nhưng được Thomas Hardwick khuyên nên phát triển hội họa. Một bức tranh màu nước của Turner được chọn trưng bày ở Triển lãm mùa hè năm 1790 sau chỉ một năm ông học tại trường. Ông cho giới thiệu bức tranh sơn dầu đầu tiên, Fishermen at Sea, năm 1796. Sau đó bức tranh này được trưng bày tại học viện trong phần lớn thời gian cuộc đời của Turner.
Dù cho được biết đến với một tác phẩm sơn màu, Turner lại được coi là một trong những thiên tài kiệt xuất nhất của nước Anh trong lĩnh vực vẽ tranh phong cảnh bằng màu nước.
Turner từng đi khắp châu Âu, bắt đầu từ Pháp và Thụy Sĩ năm 1802 và học tại Louvre ở Paris trong cùng năm đó. Ông cũng từng nhiều lần tới thăm Venice. Trong một lần tới Lyme Regis, tại Dorset, Anh, Turner đã vẽ một bức tranh cảnh bão tố (Hiện treo tại Bảo tàng nghệ thuật Cincinnati).
Khi về già, Turner trở nên lập dị. Ông có rất ít bạn trừ người cha của ông, người đã sống với ông ba chục năm, người cũng là trợ lý studio của Turner. Cái chết của người cha năm 1829 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến Turner. Ông không cưới vợ dù có hai người con với Sarah Danby, một người sinh năm 1801, một người sinh năm 1811.
Turner qua đời ngày 19 tháng 12 năm 1851 trong ngôi nhà của người tình Sophia Caroline trên Phố đi bộ Cheney, Chelsea.Người ta đồn đại rằng trước khi chết Turner đã thốt ra rằng “The sun is God” (Mặt trời là chúa). Theo đúng ước nguyện, ông được chôn tại Nhà thờ St Paul, đặt nằm cạnh Sir Joshua Reynolds. Triển lãm cuối cùng của ông diễn ra ở Học viện hoàng gia năm 1850.
5. Andrear Achenbach (1815 – 1910), Clearing Up – Coast of Sicily, 1847
Sinh ra ở Kassel, ông bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật năm 1827 tại Düsseldorf dưới thời Friedrich Wilhelm Schadow tại Học viện sơn Düsseldorf. Ông học tại St Petersburg và đi du lịch ở Ý, Hà Lan và Scandinavia. Công việc đầu tiên, ông theo chủ nghĩa lý tưởng giả của trường học lãng mạn Đức, nhưng khi chuyển sang Munich năm 1835, ảnh hưởng mạnh mẽ hơn của Louis Gurlitt đã biến tài năng của ông sang kênh mới, và ông trở thành người sáng lập trường phái thực tế của Đức. Ông là một bậc thầy về kỹ thuật, và có ý nghĩa lịch sử quan trọng như một nhà cải cách. Ông đã nhận được huy chương của lớp học đầu tiên tại Paris năm 1855, và được đặt tên là Chevalier của Legion of Honor Pháp. Từ điển tiểu sử Chambers nói rằng “ông được coi là cha đẻ của bức tranh phong cảnh Đức thế kỷ 19””.
Một số tác phẩm hay nhất của ông tại Phòng triển lãm Quốc gia Berlin, New Pinakothek ở Munich, và các phòng trưng bày ở Dresden, Darmstadt, Cologne, Düsseldorf, Leipzig và Hamburg. Nhiều bức tranh của ông nằm trong các phòng trưng bày ở Hoa Kỳ. Ông qua đời ở Düsseldorf.
6. Ivan Aivazovsky (1817 – 1900), The Ninth Wave, 1850
7. Gustave Robert (1819 – 1877), The Wave, 1869
Gustave Courbet (1819 – 1877) là một họa sĩ người Pháp và là người đã lãnh đạo phong trào hiện thực ở Pháp những năm thế kỷ 19. Quan điểm của ông với nghệ thuật là chỉ vẽ những gì mà mình nhìn thấy từ chối những quy ước của chủ nghĩa hội họa lãng mạn thế hệ trước. Ông là một họa sĩ có ảnh hưởng lớn và đóng vai trò quan trọng trong hội họa Pháp thế kỷ 19 và cả sau này với những tuyên bố xã hội đầy táo bạo của mình. Các bức tranh của ông chủ yếu về cuộc sống sinh hoạt của những người nông dân Pháp như phong cảnh làng quê, cảnh biển , săn bắn, tĩnh vật…
Bức tranh có vượt thời gian không? Có vẻ như vậy. Chúng ta chỉ thấy những đám mây và biển, không có dấu vết của cuốc sống con người và không có gì cho phép chúng ta rút ra kết luận về kỷ nguyên. Đối với người xem đương đại, nó vẫn là một “bức tranh về thời gian của nó” Tại sao? Courbet vẽ nó vào năm 1869 tại một làng chài nhỏ ở Normandy, nơi ông có một studio ngay trên bờ biển gồ ghề. Nó đã rất mê hoặc bởi thực tế rằng nó là một trong số sáu mươi bức tranh như vậy chỉ trong vài năm, nhiều người trong số họ đáng kinh ngạc tương tự. Courbet đang đấu tranh chống lại sự xa xôi của bức tranh truyền thống từ thực tế. Ông từ chối euphemize biển như là một idyll yên bình hoặc yên tĩnh. Phần của nhóm dường như có khả năng được sáng tác theo kiểu cổ điển hơn; các ứng dụng của sơn là thô. Chúng tôi có đủ khả năng nhìn thấy một làn sóng sấm sét, đe dọa lớn. Nó là rất nhiều trong bản chất của quan điểm của họa sĩ về thế giới trong một trạng thái không kiểm soát được. Họ cảm thấy rằng họ có thể vẽ hình ảnh, vì nó vi phạm toàn bộ trật tự. Thậm chí nếu nó không dài hơn bình thường, những lời chỉ trích nghệ thuật Paris theo nghĩa đen đọc sóng của Courbet như một sự hấp dẫn để chống lại Napoléon III.
8. Pierre-Auguste Renoir (1841-1919), The Wave, 1879
Pierre-Auguste Renoir (25 tháng 2 năm 1841 – 3 tháng 12 năm 1919) là một họa sĩ người Pháp, một nhân vật tiên phong trong sự phát triển của phong cách trường phái biểu hiện. Ông là một họa sĩ luôn đề cao vẻ đẹp, đặc biệt là về vẻ đẹp cơ thể của nữ giới. “Renoir là hiện thân cuối cùng của truyền thống chuyển tiếp từ Rubens tới Watteau”.
9. Claude Monet (1840-1929), Stormy Sea in Étretat, 1883
Được cho là người tiên phong trong trường phái ấn tượng, với nhiều tác phẩm nổi tiếng, Từ bức “Ấn tượng mặt trời mọc” (Impression, soleil levant) danh giá, được vẽ vào năm 1872, mô tả cảnh quan cảng Le Havre. Từ cái tên của bức tranh, nhà phê bình nghệ thuật Louis Leroy, trong bài báo “L’Exposition des Impressionnistes” (Sự trưng bày ấn tượng) in trên tờ Le Charivari, đã đặt ra thuật ngữ “Ấn tượng” (Impressionism). Thuật ngữ được dự định đặt ra như một sự nhạo báng nhưng các nhà họa sĩ mới đã sử dụng luôn thuật ngữ cho chính họ. (Impressionists – Nhà Họa sĩ Ấn tượng)
10. Walter Crane (1845 – 1915), Neptune’s Hores, 1892
Walter Crane (ngày 15 tháng 8 năm 1845 – 14 tháng 3 năm 1915) là một nghệ sĩ người Anh và người vẽ tranh minh họa. Ông được coi là người có ảnh hưởng nhất, và là một trong những người sáng tạo cuốn sách trẻ em nhất thế hệ của ông [1] và cùng với Randolph Caldecott và Kate Greenaway, một trong những người đóng góp mạnh nhất cho nền tảng vườn trẻ của trẻ em Anh ngữ tài liệu minh họa sẽ thể hiện trong các giai đoạn phát triển của nó trong thế kỷ thứ 19.
Công việc của Crane đặc trưng cho một số khởi đầu đầy màu sắc và chi tiết hơn về thiết kế trẻ em trong vườn, đặc trưng cho nhiều vần điệu trẻ em và những câu chuyện của trẻ em trong nhiều thập kỷ sắp tới. Ông là một phần của phong trào Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ và sản xuất một loạt các bức tranh, minh họa, sách thiếu nhi, gạch men và các tác phẩm nghệ thuật trang trí khác. Crane cũng được ghi nhớ vì đã tạo ra một số hình ảnh mang tính biểu tượng gắn liền với phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế.
Nguồn: Sưu tầm