Sự ra đi của Nữ hoàng ElizaBeth Đệ Nhị  sau 70 năm trị vì – kỷ nguyên trị vì lâu nhất trong lịch sử Vương Quốc Anh đã để lại nhiều nuối tiếc về một tượng đài huyền thoại biểu tượng cho sự ổn định, phồn vinh và cũng là tấm gương bảo tồn nghệ thuật vĩ đại. Với lòng nhiệt thành tha thiết, bà đã tận hiến triều đại của mình để khôi phục những giá trị văn hoa vật chất của Anh thông qua các hoạt động thiết thực như sáng lập The Queen’s Gallery (phòng trưng bày nghệ thuật Nữ hoàng), tái thiết lại lâu đài Windsor sau vụ họa hoạn năm 1992 và gây dựng quỹ “The Royal Colletion Trust” để bảo tồn và đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng. 

Lâu đài Windsor
(Sảnh St George, sau cuộc trùng tu vẽ bởi Alexander Crewell năm 1999)

Sáng lập và duy trì phòng trưng bày nghệ thuật của nữ hoàng tại cung điện Buckingham. Năm 1940, trong một cuộc không kích, nhà nguyện dành riêng cho Nữ hoàng Victoria đã bị phá hủy. Sau đó theo gợi ý của Nữ hoàng ElizaBeth Đệ Nhị và Công tước xứ Edinburgh, nhà nguyện đổ nát này đã được xây dựng lại thành phòng trưng bày nghệ thuật của nữ hoàng vào năm 1962. Các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ thuộc cho bộ sưu tập hoàng gia được trưng bày luân phiên quanh năm và để công chúng được chiêm ngưỡng. Hơn bất kỳ vị quân chủ nào khác, bà đã chia sẻ kho báu hoàng gia với người dân để nâng cao đời sống tinh thần và lòng tin tưởng. 

Phòng trưng bày của Nữ hoàng tại cung điện Buckingham
do quỹ “The Royal Collection Trust” vận hành. The Royal collection Trust

 

Lâu đài Windsor (Sảnh St George, sau trận hỏa hoạn vẽ bởi Alexander Crewell năm 1999)

Phòng trưng bày nói trên tồn tại như niềm tự hào đặc biệt của Nữ hoàng với kho tàng lưu trữ đồ sộ và cơ sở vật chất đáng kinh ngạc. Để chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày lên ngôi của bà được tổ chức vào năm 2002, năm 1999 hoàng gia đã chi một khoản tiền lên tới 20 triệu bảng Anh và bổ nhiệm kiến trúc sư John Simpson cùng các cộng sự cho việc mở rộng diện tích khu trưng bày. Ở thời điểm này, đây được coi là cuộc trùng tu và kiến thiết thêm quan trọng nhất cho cung điện Buckingham trong vòng 150 năm lịch sử. 

Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị. Ảnh: Arthur Edwards

Kể từ khi mở cửa, phòng trưng bày này của nữ hoàng đã liên tục tổ chức các cuộc triển lãm theo chủ đề cho tới tận ngày nay. Sự kiện: “Nhật Bản: không gian sống và văn hóa” (được trưng bày đến hết ngày 26/03/2023) sẽ là triển lãm lần thứ 82 được tổ chức tại phòng trưng bày kể trên. Các tác phẩm và cổ vật thuộc bộ sưu tập hoàng gia được đưa vào triển lãm sẽ trải qua quá trình trùng tu đặc biệt trước đó và luận phiên thay đổi để bảo quản và trưng bày tốt hơn. Ở một tầm nhìn xa, nữ hoàng cùng văn phòng khảo sát, chịu trách nhiệm chăm sóc và duy trì bộ sưu tập nghệ thuật (Surveyor of the Queen’s Pictures) đã có một chiến lược cụ thể để phục chế và bảo quản các tác phẩm trong suốt 60 năm. 

Tái thiết lại được một công trình kiến trúc nghệ thuật huyền thoại của hoàng gia. Vào ngày 20 tháng 11 năm 1992, một đám cháy đã xảy ra tại lâu đài Windsor và phá hủy 115 phòng lớn tại đây. Dù gánh vác một cuộc khủng hoảng lớn như vậy do Chiến tranh thế giới thứ hai. Nữ hoàng quyết tâm thực hiện dự án trùng tu kiến trúc nghệ thuật duy nhất và vĩ đại nhất của nước Anh. Bà đã thành lập 2 Ủy ban để giám sát việc xây dựng lại: ủy ban trùng tu và ủy ban thiết kế. Ủy ban trùng tu là do trồng bà – Hoàng thân Philip làm chủ tịch. Ủy ban thiết kế do con trai bà và là người thừa kế – Thái tử Charles là chủ tịch.

TRINITY PANELS (Các tấm khắc họa hình ảnh ba ngôi vị Chúa cha, Chúa con, Chúa Thánh Thần) vẽ bởi họa sĩ Hugo Van Der Goes

Các tác phẩm nghệ thuật trong khu vực bị hỏa hoạn kể đến như tranh vẽ của Van Dyck, RuBens và Gainsborough đã được làm sạch và phục hồi hoàn toàn cung điện St James – cung điện hoàng gia cao cấp nhất ở Vương Quốc Anh. Các không gian còn lại tại lâu đài Windsor đã được tái xây dựng theo đúng tinh thần đặc trưng của kiến trúc Gothic và hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày cưới của Nữ hoàng và Công tước xứ Edinburgh. Sự hồi sinh của Windsor đã tạo ra một làn sóng ủng hộ vững chắc về lòng tin cho Nữ hoàng và trở thành một hình mẫu cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong việc trùng tu lại Nhà thờ Đức Bà sau cuộc hỏa hoạn nghiêm trọng vào năm 2019. Từ đó tới nay, lâu đài Windsor chính là minh chứng cho những cống hiến của Nữ hoàng để tái thiết lại nghệ thuật kiến trúc mang tính huyền thoại của hoàng gia Anh.

Quỹ “The Royal Collection Trust”

Trước khi lâu đài Windsor bị cháy vào năm 1992, Bộ sưu tập Hoàng gia Anh đã được điều hành trực tiếp bởi Hoàng gia (Royal Household). Tới năm 1993, thay vì coi bộ sưu tập là tài sản của một cá nhân, Nữ hoàng xem nó là con đường khai sáng, đưa nghệ thuật tới cho mọi cá nhân cùng chiêm ngưỡng. Bà đã thành lập quỹ từ thiện với tên gọi “The Royal Collection Trust” có nhiệm vụ chăm sóc, bảo tồn các tác phẩm và nâng cao tầm hiểu biết của công chúng đối với nghệ thuật thông qua các cuộc triển lãm, hoạt động xuất bản, chuỗi chương trình giáo dục,…. Kể từ đó, bộ sưu tập của hoàng gia luôn được Nữ hoàng đại diện điều hành với đức tin vững chắc vì mục đích cao đẹp. Sau sự ra đi của bà, Vua Charles III sẽ trở thành người kế vị quản lý bộ sưu tập. Là một trong số ít bộ sưu tập đồ sộ cuối cùng của hoàng gia châu Âu còn nguyên vẹn và đồng thời cũng nắm giữ kỷ lục bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất và quan trọng nhất thế giới với trị giá ước tính hơn 10 tỷ bảng Anh, bộ sưu tập của hoàng gia Anh trải rộng khắp 15 dinh thự vua chúa, bao gồm hơn 1 triệu hiện vật. Trong đó có 7.000 tác phẩm sơn dầu, 30.000 bản vẽ màu nước lẫn phác thảo, 450.000 bức ảnh và hàng trăm món đồ trang sức, gốm sứ, điêu khắc, vũ khí và đồ nội thất.

Bản vẽ mô tả nhà nguyện dành riêng cho Nữ hoàng Victoria tại Cung điện Buckingham trước khi bị phá hủy trong cuộc oanh tạc của Phát xít Đức trong thế chiến thứ II, hiện nơi đây đã được xây dựng thành Phòng trưng bày của Nữ hoàng. (Ảnh: Royal Collection Trust)

Kể từ khi thành lập, quỹ The Royal Collection Trust đã giám sát việc phục chế hàng trăm tác phẩm nghệ thuật kinh viện và nghệ thuật trang trí. Nhiều hiện vật trong số này đã được trưng bày tại Phòng trưng bày của Nữ hoàng tại Cung điện Buckingham và cho các tổ chức công cộng như bảo tàng Victoria và Albert mượn (một quyết định chưa có tiền lệ). Những kiệt tác đã được phục chế trong thời trị vì của nữ hoàng có thể kể đến như “Trinity Panels” ( các tấm khắc họa hình ảnh 3 Ngôi vị Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần) vẽ bởi họa sĩ Hugo Van Dergos từ thế kỷ 15, “Sunflower Clock” (đồng hồ hoa hướng dương) chế tác bởi Jeans Boint Gerard tại xưởng gốm sứ VinCennes từ thế kỷ 18 và một chiếc piano trang trí bởi nhà tiểu họa người Pháp Francois Theodore Rochard từ thế kỷ 19.

 

Ở dưới một góc độ soi chiếu công tâm, con đường trị vì của nữ quân chủ tại vị lâu nhất hoàng gia Anh đã tạo ra những di sản lâu dài về kiến trúc, nghệ thuật và lòng tin của công chúng. Có lẽ đó cũng là lý do nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị được biết đến là người bảo vệ di sản, văn hóa quốc gia nhận được sự mến mộ không chỉ người dân Anh mà còn từ khắp nơi trên thế giới. 

Nguồn: Tạp chí Mỹ thuật

 

Để lại bình luận