Ở Việt Nam tranh sơn dầu và tranh sơn mài đều là hai dòng tranh lớn, có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến hội họa nghệ thuật nước ta. Được vẽ bởi hai chất liệu khác nhau nên mỗi tranh đều có những nét đặc trưng riêng và cho ra những tác phẩm sở hữu vẻ đẹp khác nhau. Vậy giữa tranh sơn dầu và tranh sơn mài có gì khác biệt cùng tìm hiểu trong bài viết của Lanvu Gallery ngày hôm nay:
Về thẩm mỹ
Khoan hãy nói về chất liệu tạo nên hai dòng tranh này, thì tính chất khác biệt rõ nhất của tranh sơn dầu nghệ thuật và tranh sơn mài đó là có sự tương phản phong cách thẩm mỹ nghệ thuật. Một bên mang hơi thở nhẹ nhàng, phóng khoáng và bay bổng, còn một bên chăm chút tỉ mỉ và chậm rãi. Tranh sơn dầu gây ấn tượng cho người xem bởi sự thoải mái trong bút pháp, kỹ thuật không bó buộc thậm chí có phần thăng hoa tùy hứng và được vẽ nhanh chóng. Tranh sơn dầu thể hiện cái ngông, và nét cá tính của nhiều họa sĩ cũng được bộc lộ trong những tác phẩm với nét bút của riêng mình, còn tranh sơn mài lại có nét cá tính khác biệt, đôi khi lập dị nhưng cũng đặc biệt thu hút người thưởng thức tranh với phong cách lạ và chất ấy.
Một điểm khác biệt nữa giữa dòng tranh sơn dầu và tranh sơn mài đó chính là cảm giác khi chiêm ngưỡng cũng như chạm vào bức tranh. Tranh sơn mài thường gồ ghề với những chất liệu khác nhau như vỏ trứng, vẻ đẹp lấp lánh vàng thì tranh sơn dầu lại thể hiện vẻ đẹp qua lớp màu bóng bảy, không lồi lõm hay gợn sóng.
Về chất liệu
Chất liệu trong tranh sơn dầu là một loại họa phẩm được làm từ sắc tố pigment, dưới dạng bột khô và được nghiền kỹ với dầu lanh, dầu óc chó, dầu cây rum hoặc dầu cù túc. Khi vẽ tranh, người họa sĩ phải biết pha trộn phản ứng hóa học giữa các chất màu để tạo ra màu sắc mà mình mong muốn. Bởi vậy, tranh sơn dầu có màu sắc khá phong phú đa dạng và có thể vẽ chồng đắp nhiều lớp lên nhau, không bị ảnh hưởng khi pha trộn vào nhau.
Tranh sơn dầu không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh. Tranh sơn dầu không bay hơi và thường khô hẳn trong hai tuần, một số màu khô chỉ trong vài ngày. Để một bức tranh sơn dầu khô để treo vào khung thì phụ thuộc vào lớp sơn dầu phủ phía trên, sau khi khô hẳn có thể thêm một lớp sơn vecni bóng để cho bức tranh sáng bóng hơn. Một nét cọ trên nền bố sẽ giữ được trọn vẹn sắc độ, uy lực, độ dày mỏng của sơn qua nét bút, đồng thời tranh sơn dầu cao cấp cũng không bị gò bó bởi việc thực hiện có thể là một hay nhiều lần, tùy theo ý muốn của họa sĩ .
Với những đặc tính trên mà một bức tranh sơn dầu có thể tồn tại tối thiểu 30 năm, trong điều kiện tốt được bảo quản thì lên đến tậm 80 năm thậm chí hàng trăm năm.
Tranh sơn mài có chất liệu khá phức tạp là gỗ, sơn ta, vỏ trứng, vỏ trai…và rất khó thực hiện một tác phẩm. Tranh sơn mài thường lệ thuộc vào sản phẩm sơn và màu sẵn có, rất khó hòa hợp và bị chi phối rất mạnh bởi đặc tính riêng của các chất sơn son, vàng bạc, vỏ trứng và đen nhánh của sơn ta. Chất sơn dùng để vẽ tranh sơn màu không được quá đặc hoặc quá loãng, phải tương đối nhất quán. Khi vẽ xuống phải đều tay, tản mịn nếu sơn loãng sẽ chị chảy và biến dạng.
Nguồn ảnh: Internet
Sau khi vẽ xong phải phủ lên lên một lớp sơn quang rồi đem ủ, khi ủ sẽ gặp nhiều trở ngại trong kỹ thuật sẽ khiến tranh như bị hư hỏng. Sau khi ủ khô, mặt tranh sẽ bị chai cứng, lúc đó mới lấy ra mài, tạo độ phẳng cần thiết để tiếp tục các công đoạn đã dự định cho đến khi hoàn thành. Chính vì sự lệ thuộc và phần kỹ thuật này mà nó làm mất đi gần như tất cả tính chất tự nhiên của nét vẽ, màu sắc cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi lớp sơn phủ. Bởi vậy, ta có khó có thể thấy được nét bay bướm, phóng khoáng và linh hoạt trên tấm tranh sơn mài, tuy nhiên nó lại cho thấy tài năng, tư duy sáng tạo và đẳng cấp của người họa sĩ.
Nguồn: Tổng hợp
‘