Tranh sơn mài Việt Nam là một loại hình nghệ thuật hội họa rất độc đáo đã phát triển từ lâu đời ở Việt Nam và các nước châu Á. Những người yêu nghệ thuật truyền thống xưa của đất nước chắc chắn không thể bỏ qua dòng tranh này. Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc đã nhận xét: “Tranh sơn mài là sự đóng góp nghệ thuật của Việt Nam cho nền văn hóa thế giới.” Tuy nhiên, với những người lần đầu tiếp xúc với khái niệm sơn mài sẽ thắc mắc sơn mài là gì? Thế nào là tranh sơn mài? Hãy cùng LanVu Gallery đi giải đáp những thắc mắc về loại hình nghệ thuật độc đáo này trong mục tin tức hội họa hôm nay nhé!
Tranh sơn mài là gì?
Tranh sơn mài là một nghệ thuật truyền thống có một lịch sử lâu dài tại Việt Nam. Từ việc sử dụng mủ cây sơn trét thuyền cho đến việc sơn son thếp vàng trên các cổ vật, tranh sơn mài đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa nghệ thuật dân tộc. Tranh sơn mài được đặt tên theo kỹ thuật làm nên bức tranh: sơn mài. Sơn là nói đến chất liệu (sơn) và mài theo chuyển động của người nghệ nhân hay họa sĩ (chà nhám).
Khi các họa sĩ Việt Nam bắt đầu nghiên cứu, sử dụng những vật liệu màu mới, nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Sử dụng các vật liệu truyền thống như sơn then, sơn cánh gián, son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai… để vẽ trên nền vóc màu đen, tranh sơn mài mang đậm nét đẹp và giá trị văn hóa đặc sắc. Mặc dù vẽ một bức tranh sơn mài hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng giá trị sử dụng của tranh có thể tồn tại rất lâu theo thời gian nếu được bảo quản đúng cách. Nghệ thuật tranh sơn mài không chỉ đơn giản là một hình thức nghệ thuật mà còn là di sản văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam.
Tại sao nói tranh sơn mài là bảo vật Quốc gia?
Đặc điểm của tranh sơn mài
Tranh sơn mài là các lớp sơn được vẽ trên tấm vóc vì vậy rất cứng cáp và có thể đứng vững trước thời gian. Bề mặt tranh được phủ một lớp bảo vệ nên dễ dàng đánh bóng. Không thể phủ nhận rằng bề mặt của các bức tranh được phủ một lớp bảo vệ giúp cho việc đánh bóng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vẻ ngoài của chúng phụ thuộc nhiều vào loại sơn được sử dụng. Hầu hết các nghệ sĩ sử dụng sơn vô cơ để tránh bị phai màu do tiếp xúc với ánh sáng và qua thời gian. Bảng đen được sử dụng làm vóc – phần thân của bức tranh. Các họa sĩ thường sử dụng sơn mài đen truyền thống và sơn mài được làm từ nhựa cây của cây sơn châu Á (sơn ta) để tạo nên bức tranh hoàn hảo.
Các nguyên liệu phổ biến sử dụng để vẽ tranh sơn mài
Một tác phẩm tranh sơn mài hoàn thiện sẽ phải cần đến rất nhiều các chất liệu khác nhau bao gồm: sơn, màu…Trong đó, chất liệu chính để làm tranh sơn mài là phần mủ nhựa được trích từ vỏ của cây sơn ta. Mủ nhựa của cây sơn ta có độ dính cao và rất bền chắc, chịu được những điều kiện khí hậu khác nhau như chịu được mưa, chịu được nước mặn, độ ẩm cao. Cho đến ngày nay, những chất liệu được dùng thường xuyên và phổ biến để tạo nên một bức tranh sơn mài bao gồm:
- Sơn: được khai thác từ cây sơn ta, ngoài ra còn có thể dùng các loại dầu khác như dầu trám, dầu trẩu, hoặc nhựa thông và nhựa dó.
- Màu: sơn mài truyền thống thường chỉ dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, chúng được tạo ra từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị hao mòn hay phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.
- Các họa phẩm làm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm.
- Các họa phẩm từ vàng như vàng thếp.
- Một số vật liệu khác tùy theo ý tưởng sáng tác của họa sĩ: vỏ ốc, vỏ trứng, vỏ trai, bột điệp.
Dụng cụ làm tranh sơn mài
Những dụng cụ cơ bản cần thiết trong quy trình tạo nên một bức tranh sơn mài sẽ bao gồm: bảng nền, giấy ráp nước, giấy ráp khô, bộ thép chéo, bộ thép phẳng, bút tỉa, bút phất bạc, dao, búa, đá mài,…
- Bảng nền: đây là bề mặt để vẽ tranh sơn mài lên. Nếu như hầu hết các loại tranh khác sẽ là vẽ màu trên giấy hoặc vải, thì tranh sơn mài sẽ làm trên gỗ. Thông thường, sẽ sử dụng tấm gỗ MDP hoặc gỗ tự nhiên đã qua xử lý.
- Bút chì: dùng cho việc vẽ phác họa các chi tiết và vẽ bản mẫu.
- Giấy ráp (giấy nhám): dùng cho công đoạn đánh va với tấm gỗ nhằm tránh xước và tạo độ mịn. Giấy ráp sẽ được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình làm tranh sơn mài nhằm tạo ra hiệu ứng của các chất liệu.
- Bộ thép và bộ mo: được dùng để phết đều sơn lên tấm gỗ
- Dao, búa, vải…những vật dụng không thể thiếu hỗ trợ họa sĩ trong quá trình hoàn thiện một bức tranh sơn mài.
- Bút tỉa: dùng để đi các nét chi tiết nhằm thể hiện ý tưởng, bút pháp cũng như dụng ý nghệ thuật của họa sĩ.
Còn tùy thuộc vào các chất liệu góp mặt trong một tác phẩm tranh sơn mài mà họa sĩ sẽ cần những dụng cụ khác nhau sao cho phù hợp với từng công đoạn.
Quy trình cách làm tranh sơn mài
Tạo vóc cho tranh sơn mài
Quá trình tạo vóc là một bước quan trọng trong việc chuẩn bị bề mặt bảng nền để vẽ tranh. Nghệ nhân thường lựa chọn tấm gỗ MDF hoặc gỗ tự nhiên đã qua xử lý và làm sạch bề mặt. Sau đó, họ sơn một lớp mỏng sơn mài lên bề mặt bảng nền và để khô. Việc tráng sơn giúp làm mờ vết nứt và lỗ hổng trên bề mặt gỗ, tạo điều kiện tốt để vẽ và làm tranh. Quá trình này rất quan trọng để đảm bảo bức tranh hoàn thiện sẽ có độ bền cao và đẹp mắt.
Lên tranh và đi nét
Với công đoạn này, họa sĩ thường sử dụng bút chì hoặc phấn trắng để vẽ bản phác thảo lên tấm vóc. Sau khi đã xong bản phác thảo mẫu họa sĩ sẽ bắt đầu lên sơn. Quá trình hoàn thiện tranh sơn mài là một quá trình tinh tế và đòi hỏi sự tỉ mỉ. Sau khi đã phối màu và chờ sơn khô hoàn toàn, người họa sĩ sẽ sử dụng lớp sơn cánh gián tốt nhất và dầu hỏa để phủ lên bề mặt tranh bằng miếng thép. Lớp sơn này không chỉ bảo vệ màu sắc và chi tiết trong tranh mà còn tạo ra hiệu ứng đẹp nhất có thể. Điều này làm cho Tranh Sơn Mài trở nên hoàn hảo và đẹp mắt hơn.
Mài tranh
Mài tranh được coi là bước để tạo nên linh hồn của một tác phẩm tranh sơn mài thông qua việc sử dụng nét bút của họa sĩ chính là nước và giấy ráp. Mài tranh là một là giai đoạn cực khó trong quy trình làm tranh sơn mài, nếu mài quá tay thì sẽ khiến lớp sơn bị mất màu, ngược lại nếu mài chưa đủ, chưa tới thì không đạt yêu cầu vì lớp sơn mài được tách một cách ngẫu nhiên qua lớp sơn, lớp vàng, lớp bạc,… và nếu người họa sĩ không cảm nhận thời điểm thì vẻ đẹp và cái hồn của tranh sơn mài cũng sẽ không được bộc lộ một cách trọn vẹn.
Các họa sĩ tranh sơn mài nổi tiếng của Việt Nam
Trước thập niên 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng thủ công mỹ nghệ. Trong giai đoạn lịch sử này, một số họa sĩ đầu tiên như Trần Đình Thọ, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn và nghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa chất liệu sơn ta vào làm tranh nghệ thuật.
Nguyễn Gia Trí (1906-1993), ông là một trong những họa sĩ hàng đầu của thể loại tranh sơn mài ở Việt Nam. Ông phát triển mạnh từ năm 1938 – 1944, đây cũng là thời kỳ hoàng kim của tranh sơn mài ở nước ta. Trong các sáng tác của ông tiêu biểu có thể kể đến bức tranh “Phong cảnh” hay quen gọi là “Dọc mùng”.Tác phẩm được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam công nhận là “Bảo vật quốc gia” năm 2017 và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam.
Hoàng Tích Chù (1912-2003) một trong những họa sĩ nổi tiếng về tranh sơn dầu và sơn mài. Ông được xem là bậc thầy trữ tình trong hội họa sơn mài. Những tác phẩm sơn mài tiêu biểu của ông hiện đang được trưng bày trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Phương Đông Mátxcơva, và các bộ sưu tập tư nhân khác.
Phạm Hậu (1903 – 1994) là một trong những người đi đầu và đặt nền móng cho lĩnh vực sơn mài Việt Nam. Ông đã tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật và vách ngăn lớn tuyệt đẹp và giành được một số giải thưởng danh giá từ năm 1935-1945. Cuộc đời nghệ thuật của ông là sự cống hiến không mệt mỏi để gìn giữ và phát triển chất liệu sơn mài. Ông đã để lại một kho tàng đồ sộ, không chỉ có tranh sơn mài với các tác phẩm nổi tiếng như: Gió mùa hạ, Một gia đình trong cánh rừng, Cảnh chùa Tây Phương v.v…, mà còn rất nhiều sản phẩm ứng dụng bằng chất liệu sơn mài trong đời sống xã hội nước ta…
Địa chỉ bán tranh sơn mài tại Hà Nội
Không rực rỡ như tranh sơn dầu, không mềm mại như tranh lụa song tranh sơn mài vẫn được đông đảo công chúng yêu thích hội họa truyền thống tìm mua và được bạn bè quốc tế săn lùng, tìm mua bởi sức hút từ vẻ đẹp đằm thắm và sâu sắc. Nếu bạn đang cần tìm mua tranh sơn mài tại Hà Nội hãy lưu ngay địa chỉ uy tín LanVu Gallery – chuyên cung cấp những tác phẩm tranh sơn mài chất lượng cao.
Không gian nội thất ngôi nhà bạn sẽ trở nên tinh tế và đẳng cấp khi có những tác phẩm tranh sơn mài của chúng tôi. Những tác phẩm tranh sơn mài chất lượng đã được LanVu Gallery giám tuyển kỹ lưỡng để giới thiệu tới công chúng. Rất nhiều tác phẩm sáng tác độc đáo trên chất liệu sơn mài truyền thống đến từ nhiều họa sĩ thành danh: Lý Trực Sơn, Trà Vinh, Trà Phin, Trần Tuấn Long, Vũ Thăng, Lê Văn Thìn, Trương Lương, Lê Khánh Hiếu, Nguyễn Sỹ Hiếu, … đã có mặt tại phòng trưng bày của chúng tôi.
Mong rằng trong thời gian sắp tới này, chúng tôi có cơ hội được đón tiếp công chúng yêu nghệ thuật sơn mài ghé thăm để thưởng lãm và sưu tầm. Liên hệ với LanVu Gallery theo số hotline 094 888 3535 hoặc 094 886 3535 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất.