Trong nền hội họa Việt Nam đương đại, tranh sơn mài Bùi Hữu Hùng được ví như là một tượng đài, kết tinh giữa truyền thống cổ điển và kỹ thuật hiện đại. Sinh năm 1957 tại Hà Nội, ông là một trong những họa sĩ tiên phong đưa tranh sơn mài Việt ra thế giới, với những tác phẩm khơi gợi cảm xúc sâu lắng, hoài niệm và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Xem thêm trong tin tức hội họa LanVu Gallery chia sẻ dưới đây!

Nét đặc trưng trong tranh sơn mài Bùi Hữu Hùng

Nét đặc trưng, độc đáo trong tranh sơn mài của Bùi Hữu Hùng đến từ cách ông chọn chủ đề và khắc họa nhân vật cũng như kỹ thuật vẽ tranh và phối màu công phu:

Khắc họa con người, cảnh vật trong hoàng cung

Chủ đề chính trong tranh sơn mài Bùi Hữu Hùng là hình ảnh thiếu nữ quý tộc, cảnh vật cung đình và phụ nữ trong trang phục truyền thống. Không giống nhiều nghệ sĩ khác tái hiện lịch sử theo kiểu tả thực, Bùi Hữu Hùng vẽ lại linh hồn các nhân vật trong tâm trí của mình. Ông không tái hiện chân dung thật của các nhân vật lịch sử mà sáng tạo từ trí tưởng tượng, lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian và các câu chuyện cổ xưa.

Tranh sơn mài Bùi Hữu Hùng
Người phụ nữ quý tộc được khắc họa trong tác phẩm của họa sĩ Bùi Hữu Hùng 

Họa sĩ thể hiện nội tâm sâu sắc thông qua ánh nhìn lặng thinh, tư thế tĩnh tại và không gian trầm mặc. Điển hình như tác phẩm “Hoàng hậu tuổi trung niên”, “Cô gái và lư trầm hương” hay “Vị hoàng hậu cuối cùng”… Tất cả đều toát lên vẻ đẹp thanh tao nhưng đầy nỗi buồn hoài cổ cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đặc biệt, những chiếc lồng chim, câu đối, bình trà còn giúp gợi nhắc cho người thưởng thức tranh về quá khứ, về nỗi buồn bị giam cầm và khao khát được tự do trong tâm tưởng của họ.

>>>Xem thêm: 20+ tranh sơn mài phong cảnh đẹp ấn tượng và độc nhất cho năm 2024

Kỹ thuật sơn mài tinh xảo trên nền chất liệu truyền thống

Sơn mài là chất liệu cổ truyền quý báu của Việt Nam, được sử dụng từ hàng thế kỷ trước để trang trí đồ dùng cung đình và bảo quản hiện vật. Họa sĩ Bùi Hữu Hùng đã khéo léo kết hợp kỹ thuật sơn mài truyền thống với bề mặt vải để tạo ra những tác phẩm có chiều sâu và độ mượt rất đặc biệt.

Thay vì chỉ sử dụng ba màu cổ điển là nâu, đen và đỏ son, ông áp dụng đa chất liệu tranh sơn mài như vỏ trứng, vàng, bạc, tro, son chín để mở rộng bảng màu, giúp bức tranh rực rỡ hơn mà vẫn giữ được sự cổ điển. Những bức tranh của ông không chỉ là tác phẩm nghệ thuật, mà còn là di sản mang linh hồn văn hóa Việt.

Sự sáng tạo trong cách đa dạng hóa màu sắc trên nền chất liệu truyền thống
Sự sáng tạo trong cách đa dạng hóa màu sắc trên nền chất liệu truyền thống

Tranh sơn mài Bùi Hữu Hùng đi từ hội họa truyền thống ra quốc tế

Từ đầu thập niên 1980, khi nghệ thuật Việt Nam còn chưa bước vào giai đoạn “đổi mới”, họa sĩ Bùi Hữu Hùng đã là một trong những gương mặt tiên phong, đưa tranh sơn mài Việt đến với công chúng quốc tế. Năm 1982, ông tham gia triển lãm tại Warszawa, Ba Lan với ba tác phẩm sơn mài phong cảnh, đánh dấu lần xuất hiện hiếm hoi của nghệ thuật Việt Nam ở sân chơi quốc tế thời bấy giờ. Chỉ một năm sau, vào năm 1983, ông tiếp tục góp mặt tại triển lãm ở Sophia, Bungary với tác phẩm “Tĩnh vật bên cửa sổ”. 

Bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của ông đến vào năm 1994, khi nhóm nghệ thuật Avand Garde được thành lập – quy tụ những tên tuổi tiêu biểu như Trương Tân, Lê Hồng Thái, Đỗ Minh Tâm… Triển lãm đầu tiên của nhóm, tổ chức tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội với sự tài trợ của Đại sứ quán CHLB Đức đã trở thành một sự kiện văn hóa nổi bật. Đây là bước tiến cá nhân của các họa sĩ, đồng thời là tuyên ngôn nghệ thuật táo bạo trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu mở cửa, tìm lại tiếng nói hội họa riêng trên bản đồ khu vực. 

Tranh sơn mài Bùi Hữu Hùng đi từ hội họa truyền thống ra quốc tế
Tranh sơn mài Bùi Hữu Hùng đi từ hội họa truyền thống ra quốc tế

Năm 1996, tác phẩm “Sân khấu cổ” của ông gây tiếng vang mạnh mẽ tại triển lãm Lacquer International tổ chức tại bảo tàng Fujita, Tokyo, Nhật Bản. Đây là tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá là một trong những sáng tạo sơn mài Việt tiêu biểu thời kỳ hiện đại. Cũng trong năm đó, ông và họa sĩ Lê Hồng Thái chính thức được kết nạp vào Hiệp hội Sơn mài Thế giới, một ghi nhận quốc tế về chất lượng sáng tác và vị thế chuyên nghiệp của sơn mài Việt.

Chưa dừng lại ở đó, năm 1997, ông tiếp tục khẳng định tầm vóc của mình tại triển lãm Sacred Seasons diễn ra tại Notices Gallery, Singapore. Sự kiện được tập đoàn khách sạn Hillton tài trợ, có sự tham gia của hai cây đại thụ là họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm và Nguyễn Chung. 

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về tranh sơn mài khảm trai truyền thống Việt Nam

Địa chỉ mua tranh sơn mài ở Hà Nội độc bản, uy tín

Bạn là người yêu dòng tranh sơn mài truyền thống và đang muốn tìm nơi mua tranh sơn mài ở Hà Nội, Lanvu Gallery là địa chỉ uy tín quy tụ những tác phẩm đặc sắc của nhiều họa sĩ Việt Nam. Tại đây, bạn có thể tìm thấy các tác phẩm tranh sáng tác độc bản mang đậm bản sắc truyền thống nhưng vẫn hợp thời, phù hợp để trưng bày trong không gian sống, làm việc và làm quà tặng cho đối tác, bạn bè quốc tế.

Tranh sơn mài Bùi Hữu Hùng là sự kết hợp kỳ diệu giữa kỹ thuật truyền thống, tâm hồn nghệ sĩ và cảm hứng dân tộc. Không đơn thuần là một họa sĩ, ông chính là người gìn giữ văn hóa, kể lại những câu chuyện hoàng cung bằng chất liệu dân tộc. Liên hệ ngay với LanVu Gallery để tham khảo nhiều mẫu tranh sơn mài của họa sĩ Bùi Hữu Hùng cũng như các tác phẩm độc bản của các họa sĩ nổi tiếng khác.