Những bức tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí với chủ đề trừu tượng đã trở nên nổi tiếng ngay từ khi ra mắt vào những năm 1930 -1940. Với tài năng và niềm đam mê của mình ông đã đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam những tác phẩm tranh sơn mài vô cùng giá trị. Hãy cùng LanVu Gallery đi tìm hiểu trong mục tin tức hội họa hôm nay nhé!
Tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ nổi bật của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông được biết đến với những đóng góp quan trọng trong nghệ thuật hội họa, đặc biệt là kho tàng tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí với nhiều bức tranh giá trị cao.
Tiểu sử
Nguyễn Gia Trí sinh ngày 27 tháng 11 năm 1908 tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), trong một gia đình có truyền thống văn hóa và nghệ thuật. Ông bắt đầu tiếp xúc với nghệ thuật từ khi còn nhỏ và sau đó học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội. Đây là một trường nghệ thuật nổi tiếng, nơi ông được đào tạo bài bản về hội họa và các kỹ thuật nghệ thuật.
Nguyễn Gia Trí sống và làm việc chủ yếu tại Sài Gòn. Ông qua đời vào ngày 23 tháng 11 năm 1993, để lại một di sản nghệ thuật phong phú và là một trong những họa sĩ tranh sơn mài Việt Nam có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nền hội họa.
Sự nghiệp họa sĩ Nguyễn Gia Trí
Nguyễn Gia Trí là một trong những họa sĩ đầu tiên đưa tranh sơn mài vào lĩnh vực nghệ thuật đương đại tại Việt Nam. Ông không chỉ duy trì kỹ thuật truyền thống mà còn phát triển và làm phong phú thêm kỹ thuật này, kết hợp với những sáng tạo cá nhân để tạo ra các tác phẩm độc đáo. Phong cách tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí thường mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, với chủ đề phong cảnh, truyền thuyết, và chân dung thiếu nữ. Các tác phẩm của ông thể hiện sự hòa quyện giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, tạo ra những hình ảnh vừa tinh tế vừa sống động.
Nguyễn Gia Trí đã tham gia nhiều triển lãm nghệ thuật trong và ngoài nước, và nhận được sự công nhận từ cộng đồng nghệ thuật quốc tế. Tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí đã được triển lãm thành công tại các nước như Pháp, Mỹ và Nhật Bản. Ông được vinh danh với nhiều giải thưởng và danh hiệu trong suốt sự nghiệp của mình, hiện nhiều bức tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí vẫn được trưng bày tại các bảo tàng và triển lãm nghệ thuật lớn.
Những băn khoăn của Nguyễn Gia Trí về trừu tượng
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí từng thi đỗ vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương khóa 5 nhưng học được 2 năm thì bỏ dở giữa chừng để bắt đầu nghiên cứu thêm về nghệ thuật. Cho đến khóa 7, ông lại tiếp tục theo học cùng khóa với họa sĩ Trần Văn Cẩn. Đến năm 1936 ông chính thức tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương.
Trong giai đoạn bỏ học ông đã dành toàn bộ thời gian của mình để nghiên cứu sâu hơn về sơn mài. Và sau khoảng 6 – 7 năm tuyệt giao với bạn bè Nguyễn Gia Trí đã có cho mình nhiều tuyệt tác sơn mài đỉnh cao.
Giai đoạn năm 1940 khi hoàn toàn chuyên sâu với chất liệu tranh sơn mài, Nguyễn Gia Trí đã tạo nên được phong cách riêng cho mình. Chủ đề quen thuộc trong tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí lúc này là thiếu nữ thanh lịch, phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, kết hợp các với chất liệu: sơn then, vàng, bạc, chất son, vỏ trứng,…
>>>Xem thêm: Tổng hợp 10+ tranh sơn mài cẩn trứng đẹp và độc đáo
Giai đoạn từ năm 1960 – 1970 xu hướng hội họa của ông dần chuyển sang tranh trừu tượng. Song đến cuối đời ông lại quay trở lại với những chủ đề quen thuộc mộng mơ và lãng mạn của những năm 40.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã từng đề cập rất nhiều đến khái niệm trừu tượng, tính trừu tượng và nghệ thuật trừu tượng. Những quan điểm của ông đã được ghi lại trong cuốn sách “Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nói về sáng tạo” (NXB Văn học, 1998), do Nguyễn Xuân Việt chấp bút.
Khi được hỏi hội họa là gì, ông đáp: “Hội họa là nghệ thuật tạo hình. Cái gốc của nó là tạo hình. Tranh trừu tượng cũng là tạo hình. Hình rất đa dạng. Một nét, một phẩy cũng là hình. Màu sắc và hình không nhất thiết gắn với nhau như phái ấn tượng đã vẽ.”
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí nói cụ thể hơn về nghệ thuật trừu tượng: “ Đối với hội họa trừu tượng, cũng không nên phân biệt với các môn phái khác. Nó cũng chỉ là phương tiện để họa sĩ tìm cái thật. Hội họa trừu tượng khó là vì họa sĩ không có chỗ dựa vào mẫu thực. Từng chấm, từng nét trong tranh trừu tượng cũng có hình riêng và là một với toàn thể tranh. Chi tiết cũng như những giọt sương. Nhưng mỗi giọt đều soi ánh mặt trời. Mọi chi tiết trong tranh đều chịu một sự kiểm soát ngang nhau.”
Ông đặc biệt quan tâm đến nghệ thuật tạo hình trong tranh trừu tượng, ông nói: “Tranh trừu tượng cũng là tạo hình. Hình rất đa dạng. Một nét, một phẩy cũng là hình. Màu sắc và hình không nhất thiết gắn với nhau như phái ấn tượng đã vẽ”. Suy nghĩ này có thể lạc rơ với nhiều trường phái khác như dada (ngẫu biến), ý niệm, fluxus (ngẫu xuất), action art (nghệ thuật động tác)…, nhưng do ông đặt với tương quan của phái ấn tượng, nên suy nghĩ này có thể hiểu được.”
Về tinh thần của một tác phẩm trừu tượng cũng rất quan trọng, ông cho rằng tinh thần trừu tượng cũng gần với tinh thần thiền định, tinh thần giác ngộ. Việc vẽ trừu tượng – “vẽ cái không”, vì vậy, cũng giống như một hình thái hành thiền, nhằm tiệm ngộ với đạo. Ông khẳng định: “Người vẽ không suy nghĩ, mà chỉ làm. Khi đã nghĩ mình vẽ trừu tượng, thì bức tranh lại không còn trừu tượng nữa. Lúc ấy sáng tác đã bị phân hai, giữa tranh và người vẽ tranh” và đó đã tạo nên “cái thần” trong tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí.
Những bức tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí ấn tượng với chủ đề trừu tượng
Giới mộ điệu thường biết đến những tác phẩm tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí nổi tiếng với chủ đề phong cảnh như: Dọc mùng, Thiếu nữ trong vườn, Thiếu nữ bên Hồ Gươm… Tuy nhiên ông lại cảm thấy lắng đọng và tâm đắc với những bức sơn mài trừu tượng của mình. Họa sĩ Nguyễn Gia Trí dành tình cảm lớn cho thể loại này và ông cho rằng sơn mài là chất liệu tuyệt hảo để chuyên chở và truyền tải những cảm xúc vô hình của mình.
Trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp, đến tuổi xế chiều tuổi mà đáng ra cần nghỉ ngơi nhưng ông vẫn hăng hái trên từng tấm sơn mài và tiếp tục hành trình sáng tạo của mình. Tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí với chủ đề trừu tượng vẫn là còn đó bóng dáng đường cong mềm mại, rối rít đan xen, chất chứa bao ý tưởng sáng tác muốn tuôn trào.
Bước vào giai đoạn những năm 60, phải trải qua một thời gian dài cùng với sự ám ảnh về những đường nét căng nở trên hiện thực sinh động và một chút ảnh hưởng của danh họa Jackson Pollock (Hoa Kỳ), Nguyễn Gia Trí mới vượt qua giới hạn nhỏ hẹp của thẩm mỹ phương Đông để tìm về những vòng tròn cứng cỏi, các vệt chải dứt khoát ở thể loại trừu tượng. Tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí mặc dù đã tiệm cận đến với phong cách trừu tượng trên thế giới song vẫn bắt nguồn từ cội rễ nền văn hóa truyền thống Á Đông cùng sự tiếp xúc với hội họa phương Tây.
>>>Xem thêm: Điểm danh những bức tranh sơn mài nổi tiếng của Việt Nam
LanVu Gallery – Không gian nghệ thuật trừu tượng độc đáo dành cho giới mộ điệu
Tranh sơn mài Nguyễn Gia Trí ở chủ đề trừu tượng đã mở đầu cho trào lưu Tân nghệ thuật hồi đầu thế kỷ XX ở Việt Nam. Đồng thời cũng là nguồn cảm hứng lớn lao cho các họa sĩ sáng tác đương đại sau này, trong đó có các họa sĩ tại LanVu Gallery. Nếu bạn là người yêu thích tranh sơn mài trừu tượng nói riêng và nghệ thuật tranh sơn mài truyền thống nói chung không nên bỏ qua địa chỉ mua tranh sơn mài ở Hà Nội uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay – showroom LanVu Gallery.
Cùng khám phá giá trị nghệ thuật đích thực với những bức tranh sơn mài vẻ đẹp vượt thời gian.
Bạn muốn sở hữu một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện cá tính và phong cách của riêng mình? Hãy đến và khám phá những bộ sưu tập độc quyền của chúng tôi, nơi mà nghệ thuật và giá trị thực sự gặp nhau!
- Tranh độc bản, độc đáo: Tạo điểm nhấn cho không gian sống với tác phẩm độc bản.
- Khung gỗ sồi tự nhiên: Độ bền cao, phong cách thời thượng.
- Bảo hành vĩnh viễn: Cam kết chất lượng và sự hài lòng.
- Giao hàng miễn phí: Dành cho mọi đơn nội thành Hà Nội.
- Hỗ trợ lắp đặt tại Hà Nội.
Liên hệ với LanVu Gallery ngay hôm nay theo số hotline 094 888 3535 hoặc 094 886 3535 để nhận được sự tư vấn chi tiết nhất từ họa sĩ hoặc mời bạn ghé thăm showroom của chúng tôi để tận mắt thưởng lãm và lựa chọn những tác phẩm tâm đắc nhất.