Giữa nhịp sống hiện đại, loại hình nghệ thuật tranh sơn mài Trung Quốc này vẫn lặng lẽ tỏa sáng với vẻ đẹp độc đáo, vừa mang hơi thở truyền thống, vừa bắt nhịp đổi mới. Trong tin tức hội họa hôm nay của LanVu Gallery, chúng sẽ chia sẻ chi tiết hơn về dòng tranh này cũng như một vài so sánh với tác phẩm tranh sơn mài Việt Nam để đọc giả có thêm góc nhìn và thấu hiểu tinh thần sáng tạo của hai dân tộc yêu nghệ thuật. Cùng tham khảo nhé!
Tìm hiểu đôi nét về tranh sơn mài Trung Quốc
Tranh sơn mài Trung Quốc là kết tinh của nghệ thuật và văn hóa, có lịch sử hình thành nghìn năm tuổi với thủ phủ tại Phúc Kiến:
Tranh sơn mài Trung Quốc với lịch sử nghìn năm tuổi
Không phải ngẫu nhiên mà người Trung Hoa gọi sơn mài là “nghệ thuật của thời gian”. Lịch sử ghi lại dấu tích của sơn mài từ hơn 8.000 năm trước, khi lớp nhựa cây được sử dụng để bảo vệ và trang trí các vật dụng gỗ trong cung đình. Từ những chiếc hộp nhỏ bé, bình phong, tượng tròn,… sơn mài đã dần vươn mình trở thành một loại hình hội họa độc lập.
Bắt đầu từ những năm 1940, các nghệ sĩ Trung Quốc đã khởi động hành trình cách tân, đưa tranh sơn mài vượt ra khỏi phạm vi trang trí. Đến năm 1984, khi Triển lãm Nghệ thuật Quốc gia lần thứ VI chính thức công nhận sơn mài là một thể loại hội họa độc lập, tranh sơn mài Trung Quốc đã chỗ đứng trong thế giới nghệ thuật.

Bên cạnh đó, mỗi tác phẩm là sự kết tinh của tay nghề thủ công truyền thống và cảm quan thẩm mỹ tinh tế. Các nghệ nhân cổ đại không chỉ sử dụng nhựa sơn thuần túy, mà còn kết hợp nhiều kỹ thuật phức tạp như chạm trổ, dát vàng, cẩn trai, sơn nhiều lớp – những thao tác đòi hỏi sự kiên nhẫn rất cao. Mỗi lớp sơn, mỗi chi tiết chạm đều phản ánh tay nghề và sự tỉ mỉ đáng kinh ngạc của người xưa. Từ đó giúp mỗi tác phẩm trở thành một minh chứng sống động của lịch sử và văn hóa Trung Đông.
Phúc Kiến – thủ phủ của tranh sơn mài Trung Quốc
Nếu Huế được xem là nơi sản sinh ra tranh sơn mài hiện đại của Việt Nam thì Phúc Kiến chính là cái nôi của sơn mài đương đại Trung Quốc. Tại đây, các nghệ nhân đã lưu giữ kỹ thuật mài tranh cổ truyền của Trung Hoa, đồng thời đã có những những sáng tạo táo bạo.

Thay vì chỉ sử dụng kỹ thuật truyền thống, họ đã tìm cách kết hợp giữa sơn mài với thư pháp, mực tàu, tranh khắc, tranh sơn dầu để đa dạng và tạo điểm mới lạ cho dòng tranh này. Điển hình như các tác phẩm “Nhật ký đại dương”, “Tứ hoa sen”, “Cá trên đĩa” đã thể hiện rất rõ tư duy đương đại trên nền chất liệu cổ điển của các họa sĩ tranh sơn mài.



Tranh sơn mài Trung Quốc hiện đại không còn là một bức tranh yên ắng lặng thinh. Đó là sự hòa quyện của màu sắc, hình khối, chất liệu và cảm xúc. Mỗi tác phẩm đều được các họa sĩ Trung Hoa thổi hồn, có khả năng kể lại một câu chuyện dài, thậm chí không lời mà vẫn đầy xúc cảm.
Tranh sơn mài Trung Quốc khác gì Việt Nam?
Dù cùng sử dụng kỹ thuật mài nhiều lớp, tranh sơn mài của hai quốc gia láng giềng lại đi theo những con đường khác nhau. Tranh sơn mài Trung Quốc thường gắn bó với chủ nghĩa tượng trưng, đa nghĩa, phá vỡ giới hạn giữa các loại hình nghệ thuật. Trong khi đó, tranh sơn mài Việt Nam nương theo yếu tố hiện thực, đề cao sự tinh xảo của kỹ thuật và cảm xúc dân gian.

Một điểm khác biệt then chốt chính là chất liệu. Trong khi đó, chất liệu sơn mài Trung Quốc được ứng dụng tinh tế trên các tác phẩm gỗ và kim loại với lớp phủ đặc biệt từ nhựa cây sơn, phân bố chủ yếu tại miền đông và nam Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam tự hào sở hữu sơn ta – thứ nhựa quý từ cây sơn trồng trên vùng đồi Phú Thọ. Việc sử dụng sơn ta tạo nên bề mặt tranh mịn màng, chiều sâu màu sắc cho tác phẩm.

Cây sơn được trồng từ nhiều vùng khác nhau sẽ có tính chất khác nhau, khiến cho bề mặt tranh, chiều sâu tác phẩm cũng có sự khác biệt, Tuy nhiên, để phân biệt hai dòng tranh này đòi hỏi người chơi tranh phải tinh ý và am hiểu về hội họa Á Đông.
>>> Xem thêm: Khám phá các bước làm tranh sơn mài truyền thống độc đáo cùng họa sĩ tại LanVu Gallery
LanVu Gallery – nơi thưởng thức nghệ thuật sơn mài phương Đông
Tại LanVu Gallery, không khó để tìm thấy những tác phẩm sơn mài Trung Quốc và Việt Nam được tuyển chọn kỹ lưỡng. Từ những bức tranh hoài cổ đến hiện đại, từ chủ đề dân gian đến trừu tượng đều được quy tụ tại phòng tranh của chúng tôi, để những tâm hồn yêu nghệ thuật tinh tế, muốn tìm địa chỉ mua tranh sơn mài ở Hà Nội uy tín, chất lượng có cơ hội thưởng thức.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm hoặc đặt mua tranh qua mục Liên hệ trên trang chính thức của showroom LanVu Gallery. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi sẵn sàng giới thiệu những dịch vụ nghệ thuật, những bức tranh phù hợp với gu thẩm mỹ hoặc không gian sống của mỗi người.
Quá khứ và hiện tại trong tranh sơn mài Trung Quốc hòa quyện trong từng vệt cọ, từng nét chạm mộc mạc mà đầy ẩn ý. Dù xuất phát điểm khác biệt với Việt Nam, nhưng điểm chung giữa hai nền nghệ thuật vẫn là sự nhẫn nại, tỉ mỉ và tình yêu vô điều kiện dành cho nghệ thuật. Và tranh sơn mài không còn là câu chuyện của riêng một quốc gia, mà là tiếng nói chung để đưa nghệ thuật Á Đông ra toàn thế giới.