Trường phái biểu hiện là gì?
Trường phái biểu hiện là một trào lưu nghệ thuật, bắt đầu với những tác phẩm thơ ca và hội họa có nguồn gốc từ Đức vào đầu thế kỷ 20. Đặc điểm điển hình của nó là phản ánh thế giới từ một góc nhìn chủ quan, “bóp méo” sự vật một chách triệt để, để có hiệu ứng cảm xúc gợi lên tâm trạng hoặc ý tưởng. Các nghệ sĩ theo trường phái biểu hiện tìm cách thể hiện ý nghĩa của trải nghiệm cảm xúc hơn là biểu hiện vật lý.
Trường phái biểu hiện được phát triển như phong cách avant – garde trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nó khá phổ biến trong Cộng hòa Weimar, đặc biệt là ở Berlin. Phong cách này mở rộng sang nhiều loại hình nghệ thuật, bao gồm kiến trức, hội họa, văn học, sân khấu, khiêu vũ, điện ảnh và âm nhạc theo trường phái biểu hiện.
Đặc điểm của trường phái biểu hiện
Chủ nghĩa biểu hiện nhấn mạnh quan điểm, góc nhìn cá nhân khác với cách biểu hiện của chủ nghĩa thực chứng positivims (lấy hiện tượng, sự kiện làm cái “thực chứng”, làm căn cứ và đề cao khoa học tự nhiên trong việc lý giải tự nhên, xã hội, con người) và các phong cách nghệ thuật khác như chủ nghĩa Tự nhiên (Naturalism) và Ấn tượng (Impressionism).
Thuật ngữ biểu hiện – Expressionism đôi khi gợi nhắc đến angst ( một dạng cảm xúc tiêu cực hay hoang mang sợ hại). Đặc trưng ban đầu dễ thấy nhất của Expressionism có lẽ là nỗi khổ đau về cả thể chất và tinh thần. Bạn có thể tham khảo các tác phẩm trong khoảng trước thế kỷ 19 để cảm nhận rõ nhất. Ví dụ Crucifixion Panel from the Isenheim Altarpiece (của Matthias Grünewald) hay The Temptation of Saint Anthony (của Martin Shongauer). Vào cuối thế kỷ 19, sự nổi danh của 2 danh họa Edvard Munch (1863–1944) và Vincent van Gogh (1853–90) tô đậm hơn quan điểm khác biệt của trường phái Biểu hiện. Thay vì ca ngợi, tôn vinh cái đẹp, cái hài hòa, hài lòng vơi sự ngưỡng mộ hào nhoáng, họ đề cao những suy nghĩ, cảm xúc từ sâu trong nội tâm, thể hiện sự chống đối với thực tại đầy gồ ghề và bấp bênh. Có thể thấy rõ điều này trong các tác phẩm: Sunflowers (Van Gogh), The Scream (Edvard Munch), Crucifixion (Emile Nolde)…
Các tiền thân tiêu biểu trong lĩnh vực trường phái biểu hiện
Nhắc đến trường phái Biểu hiện ta nghĩ ngay đến Vincent Van Gogh và Evard Munch; ngoài ra James Ensor, Sigmund Freud là hai họa sỹ được nhắc đến như tiền thân của trường phái Biểu hiện. Cụ thể trong quá trình hình thành có hai phong trào nổi bật đã tạo ra bước tiến lớn đối với sự phát triển của trường phái Biểu hiện:
Một là vào năm 1905, một nhóm bốn nghệ sĩ người Đức, dẫn đầu bởi Ernst Ludwig Kirchner, đã khởi xướng phong trào Die Brücke (hay The Bridge) ở thành phố Dresden. Phong trào này được cho là “người tiên phong” mở đường cho phong trào Chủ nghĩa Biểu hiện ở Đức.
Hai là vào năm 1911, một nhóm nghệ sĩ trẻ có cùng chí hướng đã thành lập Der Blaue Reiter (The Blue Rider) ở Munich. Cái tên này xuất phát từ bức tranh Der Blaue Reiter (Kỵ mã xanh) của Wassily Kandinsky năm 1903. Nhóm này gồm Kandinsky, Franz Marc, Paul Klee và Auguste Macke. Tuy nhiên, thuật ngữ Chủ nghĩa Biểu hiện không thật sự được quan tâm cho đến năm 1913. Mặc dù ban đầu, trường phái Biểu hiện được thể hiện chủ yếu qua hội họa, thơ ca và nhạc kịch trong phong trào nghệ thuật của Đức (1910 – 1930), nhưng tiền thân của phong trào này lại không phải là người Đức. Trong khi phong trào dần lắng xuống ở Đức do Adolf Hitler vào những năm 1930, người ta vẫn tìm được những tác phẩm theo trường phái biểu hiện.
Phong trào nghệ thuật biểu hiện được cho là bắt nguồn từ lĩnh vực văn chương thơ ca; sau mới mở rộng sang hội họa, kiến trúc, nhạc kịch, phim ảnh, âm nhạc, … Mặc dù trường phái này bắt đầu được biết đến rộng rãi vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nhưng trước đó đã xuất hiện những tác giả và tác phẩm được cho là có hơi hướng của trường phái này. Một số gương mặt tiêu biểu phải kể đến:
- Nhà triết học người Đức Friedrich Nietzsche (1844–1900) với cuốn tiểu thuyết triết học “Thus Spoke Zarathustra” (1883–92)
- Các vở kịch của nhà kịch Thụy Điển August Strindberg (1849–1912): bao gồm bộ ba To Damascus 1898–1901, A Dream Play (1902), The Ghost Sonata (1907)
- Frank Wedekind (1864–1918) với Erdgeist (Earth Spirit) (1895) – phần đầu trong cặp vở kịch “Lulu” và Die Büchse der Pandora (Pandora’s Box) (1904)
- Nhà thơ Mỹ Walt Whitman (1819–92) với tác phẩm Leaves of Grass (1855–91)
- Tiểu thuyết gia người Nga Fyodor Dostoevsky (1821–81)
- Họa sĩ người Na Uy Edvard Munch (1863–1944)
- Họa sĩ người Hà Lan Vincent van Gogh (1853–90)
- Họa sĩ người Bỉ James Ensor (1860–1949)
- Sigmund Freud (1856–1939)
Nguồn: tổng hợp